Tổ chức đi chơi tập thể cho toàn bộ các thành viên trong công ty là một hoạt động thường niên trong văn hóa doanh nghiệp. Hầu như các công ty đều du lịch cùng nhau ít nhất 1 hoặc 2 lần trong năm. Trong bài viết này, cùng PYS Travel tham khảo một số địa điểm du lịch hot hit cho công ty nhé!
Tổ chức đi chơi tập thể cho toàn bộ các thành viên trong công ty là một hoạt động thường niên trong văn hóa doanh nghiệp. Hầu như các công ty đều du lịch cùng nhau ít nhất 1 hoặc 2 lần trong năm. Trong bài viết này, cùng PYS Travel tham khảo một số địa điểm du lịch hot hit cho công ty nhé!
Vào thời Đinh và Tiền Lê, một số vị thiền sư (như Ngô Chân Lưu, Viên Chiếu) được triều đình mời đến để tham dự một số công việc của triều đình, nhưng những công việc mà những vị thiền sư này được thực hiện cũng chỉ là giúp triều đình tiếp sứ giả. Còn đối với Thiền sư Vạn Hạnh (người Đình Bảng), ngài có công rất lớn trong việc tạo dư luận và thiết kế để cuộc chuyển giao quyền lực từ họ Lê sang họ Lý đạt hiệu quả.
Theo sách Thiền uyển tập anh (sách được biên soạn vào đời Trần, bản dịch của Viện nghiên cứu Hán- Nôm, NXB KHXH xuất bản năm 1997 và bản dịch của Lê Mạnh Thát, NXB Tp.Hồ Chí Minh năm 1999), sách Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Khoa học xã hội, H. 1972), Thiền sư Vạn Hạnh họ Nguyễn, sinh vào khoảng năm 939- 940.
Năm 21 tuổi, ông xuất gia, cùng với Định Huệ thờ vị sư ở chùa Lục Tổ là Thiền Ông làm sư phụ, học hành hết sức chuyên cần. Sau khi Thiền Ông viên tịch, Vạn Hạnh chuyên tập pháp môn Tổng trì ma la địa. Ngay từ bấy giờ, thiền sư đã rất có uy tín trong xã hội. Hoàng đế Lê Đại Hành cũng hết lòng tôn kính thiền sư.
Năm Thiên Phúc thứ nhất (980), tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang cướp nước ta, đóng quân tại Cương Giáp, Lãng Sơn (nay là Lạng Sơn?), Vua Lê Đại Hành hỏi Vạn Hạnh về chuyện thắng bại ra sao. Vạn Hạnh đáp: “Trong vòng ba, bảy ngày, giặc phải lui”. Sau, quả nhiên như thế. Năm Thiên Phúc thứ 3 (982), khi nhà vua muốn đánh Chiêm Thành, nhưng việc bàn định chưa dứt khoát, Vạn Hạnh tâu: “Xin mau cất binh, nếu không, ắt mất cơ hội”. Sau, quả nhiên thắng trận”.
Khi Lý Công uẩn được đưa vào chùa Lục Tổ - nơi thiền sư trụ trì - Vạn Hạnh đã khen cậu bé này: “Đứa bé này không phải là người thường. Sau này lớn lên tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm vua giỏi trong thiên hạ”.
Vạn Hạnh đã chọn thời điểm thích hợp nói thẳng ý hướng của mình với Lý Công uẩn:
“Mới rồi tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng ông - một người khoan từ nhân thứ, lại được lòng dân chúng mà binh quyền nắm ở trong tay. Người đứng đầu muôn dân, chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa! Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hoá của ông như thế nào, thực là sự may muôn năm mới gặp một lần” (ĐVSKTT, sđd, tr. 186). Như vậy, kể từ khi nhận thấy sự tàn bạo của Lê Ngoạ Triều để từ đấy nảy sinh ý hướng xây dựng một vương triều mới, tiến bộ hơn, cho đến khi Lý Công uẩn lên ngôi vua, Vạn Hạnh (và Đào Cam Mộc) đã dày công định hướng sự ủng hộ của nhân dân vào một đấng minh quân, và cuối cùng sự nghiệp này đã thành công. Vì vậy, có thể nói, Thiền sư Vạn Hạnh là người có công rất lớn đối với sự ra đời của vương triều Lý - một vương triều tiến bộ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Thiền sư Vạn Hạnh mất ngày 15 tháng 5 năm 1025.
Quần thể danh thắng Tràng An nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7 km về phía Tây và là điểm đến không thể bỏ qua. Được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa thế giới, Tràng An nổi bật với cảnh sắc non nước hữu tình và hệ thống hang động xuyên núi. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng loạt hang động độc đáo như hang Sáng, hang Tối, hang Nấu Rượu, và khám phá những dãy núi đá vôi lâu đời.
Du khách có thể trải nghiệm tour thuyền trên sông, tham quan hệ sinh thái đa dạng của Tràng An. Thời gian tham quan thường kéo dài từ 2-3 giờ, và mỗi thuyền chở khoảng 4-5 người, giúp bạn có thời gian tận hưởng cảnh đẹp và không khí trong lành.
Đó là Trạng nguyên Lý Đạo Tái. Ông sinh năm Giáp Dần (1254), người xã Vạn Ty huyện Gia Bình, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù đời Trần Thánh tông (1274). Sau đó, ông xuất gia với pháp hiệu Huyền Quang, từng trụ trì các chùa Vân Hoa, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn. Ngài được vua Trần Anh tông ban cho hiệu “Trúc Lâm đệ tam tổ”. Sinh thời, ngài có tập “Ngọc Tiên thi tập”, nhưng đã thất lạc từ lâu. Hiện nay còn một bài phú “Vịnh chùa Yên Hoa” và 24 bài thơ chữ Hán được người đời sau chép trong sách “Việt âm thi lục”, còn sách “Trích diếm thi tập” thì chép 19 bài.
Ở Việt Nam có một số nơi thờ Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hà Nam, nhưng không ở đâu có những pho tượng tứ pháp cổ kính và mang nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam như tượng Tứ pháp ở vùng Dâu. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp là hiện tượng độc đáo của một số ngôi chùa ở Việt Nam, trong đó có chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng ở Thuận Thành.
Trong lịch sử Phật giáo và lịch sử khoa cử Việt Nam, chúng ta thấy duy nhất có một kỳ thi Thái học sinh (tương đương với kỳ thi Tiến sĩ sau này) được tổ chức tại một ngôi chùa. Đó là khoa thi Thái học sinh năm Giáp tý niên hiệu Xương Phù năm thứ 8 đời Trần phế đế (1384), được tổ chức tại chùa Vạn Phúc (tức chùa Phật Tích huyện Tiên Du) theo sắc chỉ của Thượng hoàng Trần Nghệ tông. Khoa này lấy đỗ 30 Thái học sinh, Đoàn Xuân Lôi, ngưỡi xã Ba Lỗ huyện Tân Phúc (nay là thôn Trâu Lỗ xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang) đỗ đầu.
Tam Cốc – Bích Động là một trong những điểm đến nổi tiếng của Ninh Bình, thường được ví như một “Hạ Long trên cạn”. Nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, Tam Cốc – Bích Động là quần thể các dãy núi đá vôi, dòng sông ngòi và cánh đồng lúa bát ngát.
Du khách đến Tam Cốc có thể thuê thuyền tại bến thuyền Tam Cốc để ngắm cảnh, đặc biệt là vào mùa lúa chín (khoảng tháng 5-6), khi màu vàng của cánh đồng lúa làm nổi bật lên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Cùng với đó, hang Cả, hang Hai và hang Ba là ba hang động đẹp mắt mà bạn sẽ được trải nghiệm khi tham gia hành trình này.
Bích Động cũng là một điểm đến không thể bỏ qua khi thăm qua du lịch Ninh Bình . Đây là một ngôi chùa cổ nằm trên vách núi, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Chùa Bích Động nằm trong một hang động, mang lại không gian yên bình và tĩnh lặng. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh non nước, núi rừng xanh mướt.
Vườn quốc gia Cúc Phương, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45 km, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời và đa dạng nhất của Việt Nam. Với diện tích hơn 22.000 ha, Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như voọc mông trắng, báo hoa mai và nhiều loại cây cổ thụ.
Tham quan Cúc Phương vào mùa bướm (khoảng tháng 4-5) sẽ là trải nghiệm đáng nhớ khi bạn có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn con bướm bay lượn giữa không gian thiên nhiên xanh mướt. Các hoạt động khác như trekking, khám phá hang động và tham quan các làng dân tộc thiểu số cũng rất hấp dẫn tại Cúc Phương.