e7837c02857c8ca30185a8c39b582c03
e7837c02857c8ca30185a8c39b582c03
(PLVN) - Sáng 24/10, tại chùa Keo, một di tích cấp Quốc gia đặc biệt ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Ban tổ chức lễ hội chùa Keo 2023 đã khai mạc hội chợ nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP.
Đây là lần đầu tiên hội chợ sản phẩm được tổ chức trong suốt lễ hội chùa Keo mùa Thu, với hơn 20 gian hàng được sắp xếp xen kẽ. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như du khách từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Cổng vào lễ hội lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023
Trong bài phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) thông tin về ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Sau 4 năm triển khai, chương trình OCOP huyện Vũ Thư đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi tại các địa phương trên địa bàn. Chương trình đã tìm thấy nhiều mô hình và cách làm hiệu quả, cải thiện chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Vũ Thư hiện có 23 sản phẩm OCOP được công nhận bởi UBND tỉnh Thái Bình, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP từ các địa phương và doanh nghiệp đã nổi tiếng không chỉ trên thị trường trong tỉnh và trong nước, mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Với sự ủng hộ của các địa phương trong và ngoài tỉnh Thái Bình, hội chợ trưng bày 48 sản phẩm OCOP từ các huyện, thành phố trong tỉnh, từ huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên và 2 đơn vị từ Hà Nội.
Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, Ban tổ chức lễ hội tiến hành nghi thức Khai chỉ và mở cửa đền Thánh với sự tham gia của lãnh đạo huyện, lãnh đạo địa phương và đông đảo tín đồ phật tử, du khách và người dân.
Tối nay, 24/10, lễ khai mạc chính thức của lễ hội sẽ được tiến hành với chương trình nghệ thuật "Linh thiêng đất Phật" kéo dài 90 phút.
Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ 24/10 đến ngày 29/10 (tương ứng từ ngày 10 - 15/9 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng mang tính đặc sắc bao gồm: Du thuyền hát giao duyên, các hoạt động tế lễ Phật và Thánh, rước kiệu Thánh, liên hoan các câu lạc bộ chèo, biểu diễn múa rối nước và đêm hội hoa đăng.
Ứng dụng ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, cung cấp dịch vụ Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Đắk Lắk, là ứng dụng kết nối giữa đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhau và với người tiêu dùng trên địa bàn Đắk Lắk.Chợ nông sản cho phép người dùng đăng ký mở tài khoản trên Website, tạo một gian hàng trên chợ để kết nối và giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình trên đó, khi người có nhu cầu mua hàng hoặc tìm kiếm dịch vụ mong muốn sẽ có thể truy cập website của người bán, người cung cấp dịch vụ đã đăng ký. Chợ nông sản thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cung cấp dịch vụ trực tuyến cho các đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp với nhu cầu giới thiệu về dịch vụ và bán sản phẩm của mình tới khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua và giao dịch. Với việc xây dựng hệ thống tìm kiếm, lọc thông tin thông minh, nhanh chóng và nhiều tiện ích, hướng đến sự tương tác (phản hồi, đánh giá, thói quen) với người dùng, để có thể cung cấp được thông tin về dịch vụ và sản phẩm tối ưu.Ngoài chức năng nổi bật là tìm kiếm thông tin bằng các công cụ thông minh như trên, Chợ thương mại điện tử đơn vị kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sẽ nâng cấp mở rộng thêm các chức năng hữu ích cho các thành viên như mở gian hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử. Thành viên của Chợ thương mại điện tử thể đăng ký mở gian hàng trực tuyến trên Chợ thương mại điện tử, sẽ mở gian hàng, thu thập và đăng tin, hình ảnh, nội dung của thành viên nếu thành viên có yêu cầu.Các bên tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, đồng thời có thể phản ảnh thông qua chức năng báo cáo nội dung xấu hoặc yêu cầu cần xóa bài đăng khi cần.Việc trao đổi thông tin, giao dịch giữa người mua và bán sẽ chủ động liên hệ với nhau qua các hình thức như: gọi điện trực tiếp hoặc gửi email, hoặc thông qua Ban Quản trị website. Khách hàng cũng có thể sử dụng tính năng bình luận, để lại lời nhắn cho người đăng tin.Dịch vụ trưng bày giới thiệu, tổ chức hội chợ nông sản an toàn, xúc tiến giao kết hợp đồng: Trong thời gian đầu, dịch vụ của chợ thương mại chủ yếu là dịch vụ trưng bày giới thiệu các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh nông nghiệp và giao nhận từ các hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa các thành viên với nhau.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Từ ngày 17 đến 25-6, tại quảng trường Tây Nam Bộ, đường Mai Chí Thọ, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, diễn ra Hội chợ Thương mại và các sản phẩm OCOP 2023. Chương trình do Sở Công Thương TP Cần Thơ chủ trì. phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và một số doanh nghiệp thực hiện. Trong khuôn khổ chương trình, bên cạnh triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của các doanh nghiệp TP Cần Thơ còn có lễ diễu hành bằng thuyền trên sông Cần Thơ...
Ðể chuẩn bị tốt cho chương trình, ngày 29-5-2022, UBND TP Cần Thơ ban hành Công văn số 1857/UBND-KT về tổ chức Hội chợ Thương mại và các sản phẩm OCOP năm 2023, nhằm tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024), đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng hiện đại. Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, cho biết, mục đích của chương trình nhằm đánh giá lại những thành tựu của thành phố đã đạt được trong 20 năm qua trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khẳng định sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong suốt quá trình xây dựng và phát triển TP Cần Thơ. Huy động mọi nguồn lực tham gia đóng góp và đồng hành giữa chính quyền và doanh nghiệp vì sự phát triển TP Cần Thơ xứng tầm với vị thế trung tâm vùng ÐBSCL. Giới thiệu, trưng bày các sản phẩm trái cây, nông sản đặc trưng, sản phẩm OCOP của thành phố; đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố…
Mở màn cho chương trình chính, vào lúc 6 giờ ngày 18-6, trên Sông Cần Thơ (đoạn từ Quảng trường Tây Nam Bộ đến Chợ nổi Cái Răng và ngược lại), diễn ra hoạt động diễu hành gồm 20 chiếc thuyền, gồm: 9 thuyền của 9 quận, huyện và 11 thuyền của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Những chiếc thuyền được trang trí chủ đề "Nhiệt liệt chào mừng 20 năm thành lập TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương ngày 1/1/2004-1/1/2024" và hình ảnh của các doanh nghiệp. Ðoàn thuyền diễu hành cùng với du thuyền lớn tổ chức Lễ khai mạc đến Chợ nổi Cái Răng và ngược lại.
Tại khu trưng bày (Quảng trường Tây Nam Bộ) là hoạt động triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp TP Cần Thơ, khoảng từ 300-350 gian hàng gồm: 9 gian hàng của các quận, huyện giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của từng địa phương; 11 gian hàng của các doanh nghiệp Siêu thị, doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi và các doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố; 10 gian hàng sử dụng làm không gian trưng bày các sản phẩm trái cây, nông sản đặc trưng của thành phố...
Trợ lực cho các doanh nghiệp địa phương, ngành Công Thương thành phố đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thuộc đơn vị phụ trách. Trong đó, công tác quảng bá các sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã đến nhà phân phối và người tiêu dùng; nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của TP Cần Thơ đến các nhà phân phối. Ðồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; kết nối, mở rộng thị trường cho hàng hóa sản xuất tại địa phương.
Ðiển hình là Tuần lễ OCOP và các sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam 2022" tổ chức tại Siêu thị GO! Cần Thơ có trên 150 sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Tây Ninh, Ðồng Tháp, Ðồng Nai. Các sản phẩm tham gia trưng bày tại hội chợ bao gồm các sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao.
Chương trình OCOP đã trở thành một chính sách trọng tâm, lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở tất cả các địa phương trên cả nước. Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, các quy định trong an toàn thực phẩm và môi trường. Ðể trợ lực cho các sản phẩm OCOP, cùng với các địa phương, TP Cần Thơ đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động chương trình OCOP. Ðồng thời, tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức như thực hiện chương trình kết nối, xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; triển khai xây dựng các điểm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP…
Theo các chủ thể chương trình OCOP, việc tham gia các chương trình quảng bá cho sản phẩm OCOP giúp các đơn vị tiếp cận được nhiều người tiêu dùng và tìm đối tác để mở rộng thị trường. Thông qua các hoạt động quảng bá như cho khách hàng dùng thử sản phẩm, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng, đối tác, đã giúp đơn vị hoàn thiện để có sản phẩm tốt, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hy vọng, Hội chợ Thương mại và các sản phẩm OCOP 2023 tiếp tục là kênh để trợ lực, kết nối cho sản phẩm của các cơ sở sản xuất, hợp tác xã địa phương mở rộng thị trường, đến gần hơn với người tiêu dùng.