Văn Học Chữ Hán Là Gì

Văn Học Chữ Hán Là Gì

Sách Hán Văn Tự Học của tác giả Nguyễn Văn Ba, được xuất bản năm 1942 bởi nhà xuất bản Hà Nội, là một trong những tác phẩm quý giá dành cho những người yêu thích và muốn tự học chữ Hán. Cuốn sách được biên soạn kỹ lưỡng nhằm hướng dẫn người học từng bước tiếp cận và nắm vững các ký tự Hán văn thông qua phương pháp đơn giản, dễ hiểu. Nội dung sách bao gồm các bài học về cấu trúc chữ Hán, cách phát âm, cũng như ý nghĩa của từng chữ, từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.

Sách Hán Văn Tự Học của tác giả Nguyễn Văn Ba, được xuất bản năm 1942 bởi nhà xuất bản Hà Nội, là một trong những tác phẩm quý giá dành cho những người yêu thích và muốn tự học chữ Hán. Cuốn sách được biên soạn kỹ lưỡng nhằm hướng dẫn người học từng bước tiếp cận và nắm vững các ký tự Hán văn thông qua phương pháp đơn giản, dễ hiểu. Nội dung sách bao gồm các bài học về cấu trúc chữ Hán, cách phát âm, cũng như ý nghĩa của từng chữ, từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.

I. Chữ Trung trong tiếng Hán là gì?

Chữ Trung trong tiếng Hán là 中, phiên âm là zhōng, dịch sang nghĩa tiếng Việt có nghĩa là ở giữa, trung tâm. Chữ Trung 中 có cấu tạo gồm có 4 nét, thuộc bộ “cồn” 丨. Các mặt ý nghĩa của chữ Trung trong tiếng Hán ít ai biết:

Chữ Hán Phồn Thể và Chữ Hán Giản Thể

Khi bạn bắt đầu học chữ Hán bạn sẽ nghe nhắc đến khái niệm Chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem vì sao lại có 2 loại chữ Hán thế này nhé.

Chữ Hán Phồn Thể (Tiếng Trung Phồn Thể)

Trước đây, các ký tự Trung Quốc truyền thống chỉ được gọi là chữ Trung Quốc. Vào thời Trung Quốc cổ đại, mỗi triều đại khác nhau lại có các hệ thống chữ viết khác nhau, nhưng đến triều đại nhà Hán, hệ thống chữ viết đã được cố định lại và về cơ bản thì nó không thay đổi cho đến ngày nay. Và đó là chữ Hán Phồn thể (tiếng Trung Phồn Thể).

Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp - thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở cái chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là có rất nhiều nét.

Hiện nay chữ Hán Phồn Thể vẫn được sử dụng chính thức ở Đài Loan, HongKong, Macao,...Riêng ở Trung Quốc, trong nghệ thuật viết thư pháp người Trung Quốc vẫn dùng chữ Hán Phồn Thể để viết.

Chữ Hán Giản Thể (Tiếng Trung Giản Thể)

Chữ Hán giản thể là phiên bản rút gọn của chữ Hán phồn thể do có số lượng nét viết ít hơn.

Trước đây Trung Quốc vẫn sử dụng chữ Phồn Thể, do đó các văn tự sách cổ đều là chữ Phồn Thể. Năm 1949, Trung Quốc cải cách chữ viết nhằm đơn giản hóa chữ Hán đối với người học. Từ đó trở đi chữ Hán Giản thể (Tiếng Trung Giản Thể) là  được sử dụng chính thức tại Trung Quốc.

Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.

Hiện nay các tài liệu giáo trình giảng dạy tiếng Trung hiện nay đa phần cũng là chữ giản thể vì nó dễ nhớ hơn cho người mới bắt đầu học.

Bạn cũng không cần lo lắng vì hai loại chữ này vì có các quy tắc để biết người học giản thể vẫn đọc hiểu được chữ phồn thể và ngược lại. Và giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho bạn.

III. Ý nghĩa của chữ Trung trong tiếng Hán

Nếu như dựa theo cách sắp xếp trong Hán Việt từ điển của Thiều Chửu, chữ Trung bao gồm có 4 nét, thuộc bộ Cổn (丨). Xét về mặt ý nghĩa của chữ Hán, bạn sẽ thấy chữ Trung là ngay thẳng, không thiên lệch.

Tuy nhiên, nghĩa gốc ban đầu của chữ Trung trong tiếng Hán lại là một phương vị từ dùng để chỉ một vật thể.. Nó thuộc loại chữ chỉ sự (một trong 6 cách để thành lập văn tự của Trung Quốc).

Trong giáp cốt văn và kim văn đều viết chữ Trung với hình dạng giống như một cây cột, ở giữa thân cột có treo một chiếc trống và 2 đầu cột treo cờ. Còn trong Khang Hy tự điển có mấy chữ Trung cổ có hình dạng giống như thế. Hình ảnh trống và cờ được treo trên cùng một thân cây. Ngọn cờ treo trên cột được người xưa sử dụng để quan trắc hướng gió, sức gió. Nhờ vậy, họ có thể phán đoán nắng mưa, thời tiết xấu tốt.

Cột treo cờ lại chính là vật mà tầng lớp thống trị cổ đại sử dụng với công dụng để triệu tập mọi người. Từ đây xuất hiện hình ảnh “trống đập vào thính giác, cờ đập vào thị giác”. Khi mọi người nghe thấy tiếng Trung là biết được thủ lĩnh đang muốn triệu tập họ và nhìn thấy cây cờ là biết được địa điểm tụ tập.

Lúc mà mọi người xuất hiện đông đủ sẽ đứng xung quanh cây cột cờ sẽ ở vị trí chính giữa. Từ đây, nghĩa bên trong, nghĩa chính giữa xuất hiện. Vị thủ lĩnh sẽ đứng ở vị trí trung tâm, và chính ông ta là người chi phối mọi hoạt động của cộng đồng. Bởi vậy, vị trí trung tâm cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là một số từ vựng thông dụng có chứa chữ Trung trong tiếng Hán 中 mà PREP đã tổng hợp lại. Bạn hãy tham khảo và học tập nhé!

Từ bảng từ vựng có thể thấy chữ Trung Quốc trong tiếng Hán là 中国, có phiên âm là Zhōngguó.

Khẩu Quyết Thứ Tự Nét Viết Chữ Hán

(10) Bao trái trên trước tới trong rồi dưới

Thuộc nằm lòng 10 khẩu quyết này sẽ giúp bạn viết đúng chữ Hán một cách nhanh chóng.

Nguồn gốc ra đời của Chữ Hán Tiếng Trung

Về nguồn gốc ra đời của chữ Hán Tiếng Trung có rất nhiều sự tích truyền thuyết, bên cạnh đó cũng có những minh chứng từ khảo cổ học tìm thấy.

Theo như các nhà khảo cổ thì chữ Hán Tiếng Trung có quá trình phát triển từ Chữ Giáp Cốt -> Chữ Kim Văn ->  Triện Thư -> Lệ Thư -> Khải Thư

Chữ Hán cổ nhất được cho là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân khoảng 1600 - 1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú có khoảng 4500 chữ.

Chữ Giáp Cốt rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa. Nó sử dụng các phương pháp Tượng Hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ và tạo thành những kết cấu từ và những câu đơn giản.

Đây là loại chữ chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). Chữ Kim văn là bước kế thừa của chữ giáp cốt. Nó được ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu.Thời này  thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi Chữ Kim Văn.

Chữ Triện (Triện Thư) là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN) và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.

Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự tạo ra Tiểu Triện hay Tần Triển. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Lệ thư là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán. Nó đánh dấu việc chữ Hán hoàn toàn trở thành văn tự thực sự với sự ước lệ cao trong hình chữ. Chữ Lệ về cơ bản đã gần giống với chữ Khải ngày nay, tuy nhiên hình chữ hơi bẹt. Loại chữ này có thể chia làm 2 loại: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện. còn Hán Lệ đã hoàn toàn thoát  khỏi triện thư.

Về thời gian ra đời của thể loại chữ này thì theo kết quả khảo cổ gần đây, các nhà khảo cổ tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến quốc. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và Tiểu triện.

Khải Thư ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Khải Thư thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít. Khải Thư được xem là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán và lưu truyền đến ngày nay.

Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm. Phần lớn chữ in trong sách văn bản ngày nay đều thuộc về chữ Khải.

Còn về nguồn gốc ra đời theo sự tích truyền thuyết thì trong đó có truyền thuyết nổi bật nhất là Thương Hiệt Tạo Chữ. Mọi người cùng tìm hiểu nguồn gốc chữ Hán Tiếng Trung theo góc độ này nhé.