Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nhé.
Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nhé.
Thủ tục hải quan đóng vai trò quan trọng, là điều kiện bắt buộc phải có trong hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý thương mại quốc tế. Nó là một bộ quy tắc, quy định và thủ tục cần thiết để kiểm soát dòng chảy hàng hóa và phương tiện vận tải qua biên giới. Vai trò của thủ tục thông quan xuất nhập khẩu có thể kể đến như:
Giúp ngăn chặn hàng hóa cấm, hàng hóa nguy hiểm, vũ khí và các mặt hàng vi phạm pháp luật khác xâm nhập vào lãnh thổ, ngăn chặn buôn lậu và các hoạt động phi pháp, đảm bảo an ninh quốc gia.
Giúp xác định và thu đúng các loại thuế, phí hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các hoạt động thương mại.
Giúp kiểm soát các loại hàng hóa có thể gây hại đến môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Giúp cung cấp số liệu thống kê chính xác về hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các cơ quan quản lý có dữ liệu hoạch định chính sách đúng đắn.
Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hình hàng hóa, loại luồng kiểm tra, và sự chuẩn bị đầy đủ của hồ sơ. Dưới đây là thời gian ước tính cho các trường hợp thường xảy ra:
Hàng hóa luồng xanh: Doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng hóa ngay lập tức mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa hay kiểm tra hồ sơ giấy. Do đó, thời gian hoàn thành thủ tục hải quan chỉ trong khoảng 15 - 30 phút.
Hàng hóa luồng vàng: Hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy, do đó doanh nghiệp phải nộp đầy đủ giấy tờ để hải quan xét duyệt. Nếu hồ sơ đầy đủ và không có sai sót, quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng. Thời gian hoàn thành thường từ 2 - 4 giờ, nhưng có thể kéo dài nếu hồ sơ phức tạp.
Hàng hóa luồng đỏ: Nếu tờ khai bị luồng đỏ, hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, thường bao gồm việc cân đo, kiểm tra mã hàng, loại hàng, số lượng, và đối chiếu với hồ sơ. Quá trình này thường mất thời gian hơn do phải phối hợp với nhiều đơn vị liên quan. Để hàng hóa được thông quan, quá trình này phải mất khoảng 1 - 2 ngày, có thể kéo dài hơn nếu hàng hóa phức tạp hoặc có sai sót trong bộ chứng từ và hàng hóa thực tế không khớp với thông tin trên bộ chứng từ.
Thủ tục hải quan ưu tiên: Áp dụng cho các doanh nghiệp được ưu tiên, miễn kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Thời gian xử lý sẽ nhanh hơn đáng kể so với các trường hợp thông thường. Quy trình làm thủ tục hải quan ưu tiên rất nhanh, có thể chỉ từ 15 - 30 phút là đã được hoàn tất, hàng hóa được thông quan.
Đối với hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Thời gian hoàn thành sẽ từ 1 - 3 ngày tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra. Thời gian hoàn thành sẽ phụ thuộc vào thời gian xử lý của các cơ quan chức năng liên quan.
Dưới đây là một số lưu ý mà doanh nghiệp nhất định phải biết khi làm thủ tục hải quan:
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và khai báo trên phần mềm hải quan, có những thông tin có thể chỉnh sửa, nhưng cũng có các thông tin không thể thay đổi. Nếu khai báo sai, doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian điều chỉnh, bổ sung và thậm chí có thể bị phạt hoặc phải khai báo lại từ đầu. Đặc biệt, thời gian xử lý sẽ càng kéo dài nếu tờ khai đã đóng dấu nộp thuế nhưng cần điều chỉnh số thuế. Để tránh những rủi ro không mong muốn, doanh nghiệp cần lưu ý một số lỗi thường gặp sau đây:
Doanh nghiệp khai báo thông tin trên phần mềm không khớp với thông tin trên bộ chứng từ, các thông tin đó có thể là sai mô tả hàng hóa, mã HS, số lượng, đơn giá, thành tiền không đúng theo bộ chứng từ. Đây là lỗi sai phổ biến mà các doanh nghiệp hay gặp phải.
Bên cạnh đó, mã HS quyết định mức thuế xuất nhập khẩu và quy định kiểm tra chuyên ngành. Khai sai mã HS có thể dẫn đến mức thuế không phù hợp hoặc hàng hóa phải kiểm tra thêm. Nếu bị sai sót, doanh nghiệp phải chỉnh sửa hoặc liên hệ bên khai báo để chỉnh sửa lại, điều này làm ảnh hưởng đến tiền bạc, thời gian và công sức của doanh nghiệp.
Có những lỗi sai không thể điều chỉnh được, buộc phải hủy tờ khai, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc khai báo các thông tin trên phần mềm khai báo hải quan điện tử.
Các loại chứng từ bắt buộc trong quá trình làm thủ tục hải quan như hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy phép nhập khẩu, hoặc các giấy tờ chuyên ngành, nếu thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì quá trình làm thủ tục hải quan sẽ bị kéo dài và mất nhiều thời gian hơn, có thể làm tăng thêm chi phí lưu kho hàng hóa và ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất vì nguyên vật liệu đầu vào không được cung cấp kịp thời. Do đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ theo yêu cầu của hải quan để quy trình làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Một số mặt hàng yêu cầu kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, hóa chất...), nếu doanh nghiệp không kiểm tra kỹ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hàng hóa có thể bị giữ lại để chờ kiểm tra, gây chậm trễ cho quá trình làm thủ tục hải quan.
Ngoài ra, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện hạn chế hoặc bị cấm nhưng không biết quy định, dẫn đến việc hàng hóa không được thông quan. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu của mình để không mắc phải các lỗi sai này.
Trên đây là các thông tin xoay quanh thủ tục hải quan là gì và quy trình thực hiện chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và các bước thực hiện, tránh được các lỗi sai không đáng có. Nếu bạn đang tìm một đơn vị chuyên nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cũng như dịch vụ khai báo hải quan chất lượng, InterLOG sẵn sàng hỗ trợ bạn. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có nhiều ưu thế vượt trội, giúp việc khai báo hải quan nhanh chóng, chính xác, thông quan hàng hóa thuận lợi.
Liên hệ với InterLOG để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Website: https://interlogistics.com.vn/vi
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới quốc gia cần phải thực hiện quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới học hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về xuất nhập khẩu còn gặp nhiều vướng mắc về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu để thông quan hàng hoá.
Bài viết này Xuất nhập khẩu Lê Ánh muốn chia sẻ cho các bạn các quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu.
Việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu trải qua 3 bước như sau:
Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người mua hàng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hải quan và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước khi hàng hoá về đến cửa khẩu hoặc nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.
1) Tờ khai hải quan danh cho hàng nhập khẩu gồm 2 bản chính. Tờ khai hải quan chỉ có giá trị tong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
2) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 1 bản sao.
3) Hoá đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao.
4) Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn cs ghi chữ copy.
Tuỳ từng trường hợp, nhà nhập khẩu cần bổ sung các hồ sơ:
- Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc không đóng gói đồng nhất: Bổ sung bản kê chi tiết hàng hoá: 1 bản chính và 1 bản sao.
- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện buộc phải kiểm tra về chất lượng theo quy định của nhà nước: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp: 1 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá được giải phòng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 1 bản chính.
- Trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 1 bản chính.
- Trường hợp hàng phải có giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 1 bản chính.
- Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (Hàng nhập khẩu có FOB không vượt qua 200 USD): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O: 1 bản gốc và 1 bản sao thứ 3.
- Các chứng từ khác theo quy định pháp luật: 1 bản chính.
Ngoài các hồ sơ trên, nhà nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan các giấy tờ liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp như:
1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế.
Nếu doanh nghiệp không hiểu rõ các thủ tục khai báo hải quan này, chủ doanh nghiệp có thể thuê các đại lý hải quan làm hộ và cả hai cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo.
Hiện nay hồ sơ khai báo có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.
Để thành thạo khai báo hải quan điện tử, bạn có thể tham khảo: Khóa học nghiệp vụ khai báo hải quan chuyên sâu
Tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đợi hàng về đến cửa khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra.
Cơ quan tại ga, cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hoá trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ làm việc với hàng hoá nhằm kiểm tra và xem xét đủ điều kiện thông quan đối với hàng hoá.
Hiện nay, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được chia làm 3 mức ứng với 3 luồng. Sau khi thông tin của hồ sơ hải quan được nhập vào máy tính, thông tin sẽ được tự động xử lý theo chương trình quản lý rủi ro của Hải quan và đưa ra mức độ kiểm tra.
Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hoá.
Xem thêm: Phân Luồng Hải Quan Là Gì? Ý nghĩa luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh
Luồng đỏ có 3 mức kiểm tra thực tế khác nhau: