Người đỗ hai bằng tiến sĩ vào năm 23 tuổi, người là tiến sĩ khoa học đầu tiên của Việt Nam, người là nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam có công trình ở tầm quốc tế...
Người đỗ hai bằng tiến sĩ vào năm 23 tuổi, người là tiến sĩ khoa học đầu tiên của Việt Nam, người là nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam có công trình ở tầm quốc tế...
Học phí ban đầu chỉ là 10 cân gạo. Nhà trường không thể thu học phí cao hơn vì lo sợ rằng học phí đắt sẽ ngăn cản sinh viên khó khăn tiếp cận với giáo dục. Do đó, trong giai đoạn đầu, trường hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài chính từ bà Sính cùng với sự quyên góp từ Pháp.
Năm 1994, khi tiến hành tổng kết mô hình thí điểm của trường ĐH dân lập, ĐH Thăng Long đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về mặt học thuật. Tuy nhiên, về mặt tài chính, mô hình này không thể tồn tại lâu dài nếu chỉ dựa vào tiền quyên góp để trả lương cho giảng viên. Dù vậy, các vấn đề về tài chính có thể được giải quyết dần, là cơ sở cho việc phát triển của các trường ĐH dân lập như hiện nay.
Bà Sính sinh năm 1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (hiện là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Sau khi tốt nghiệp bằng Tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Mặc dù có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở phương Tây để quay về quê hương, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt.
Do truyền thống của gia đình tri thức, nên các con cháu của bà Sính đều chọn con đường giảng dạy và cống hiến cho sự phát triển của khoa học và giáo dục. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS, con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong lĩnh vực thanh nhạc, đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho ngành âm nhạc của đất nước. Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, nhưng GS Sính luôn đánh giá cao tinh thần tự học và sự nghiên cứu không ngừng của bà Lan.
Năm 1960, bà trở về Việt Nam và chọn làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi đó, số lượng các nhà toán học có bằng Tiến sĩ tại Việt Nam "có thể đếm trên đầu ngón tay". Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ có một Tiến sĩ duy nhất là GS Nguyễn Cảnh Toàn.
Là giảng viên, bà Sính nghĩ bắt buộc phải gắn giảng dạy với nghiên cứu. Coi việc học Tiến sĩ chỉ là một phần của quá trình "tập dượt nghiên cứu", bà vẫn phải tiếp tục học hỏi nhiều vì cho rằng kiến thức mà bà tích lũy được trong 6 năm học ngành toán không đủ để hoàn thiện nghiên cứu. Bà đã tự mày mò học hỏi một cách độc lập, đối mặt với "4 không": không có môi trường khoa học, không có người hướng dẫn, không có tài liệu và không có cộng đồng nghiên cứu toán học để trao đổi và thảo luận.
Năm 1967, khi "thiên tài toán học thế kỷ 20" Alexander Grothendieck (người Pháp) đến Việt Nam để dạy học trong 3 tuần, bà Sính đã tìm gặp ông và xin ông hướng dẫn cho mình làm luận án Tiến sĩ và GS Grothendieck đã đồng ý.
Sau khi hoàn thành luận án, bà Sính muốn sang Pháp ngay để bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người phản đối vì lo ngại rằng bà có thể không trở về nữa. Cho đến năm 1975, ý kiến phản đối vẫn còn, cho đến khi bà Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào thời điểm đó, đã thuyết phục và giúp bà thực hiện ước nguyện.
Trong tháng 5/1975, bà Sính đến Pháp để bảo vệ luận án Tiến sĩ của mình. Thông thường, các luận án được đánh máy và in thành sách. Người làm luận án thường nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan trao học bổng hoặc từ trường đại học mà họ làm việc. Tuy nhiên, bà Sính không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào. Nhưng nhờ vào vị thế của GS Grothendieck, luận án viết tay của bà đã được chấp nhận. Đây là luận án Tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn căng thẳng nhất, bà Sính đảm nhận vai trò trưởng bộ môn Đại số. Bà phải đồng thời dìu dắt, bổ sung kiến thức và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển năng lực và tự mày mò để hoàn thành luận án Tiến sĩ của mình.
Năm 1972, trong khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà Sính đang dẫn các sinh viên đi thực tập tại trường phổ thông Phú Xuyên B. Trong những đêm ấy, máy bay gầm rít khủng khiếp mỗi đêm rồi tiếng bom nổ liên tiếp, bà vẫn ngồi làm việc vì chỉ buổi tối mới có thời gian cho nghiên cứu.
Trong suốt 5 năm thực hiện luận án Tiến sĩ (từ 1967-1972), hai thầy trò chỉ giao tiếp với nhau qua 5 lá thư, mỗi lá thư cách nhau ít nhất 8 tháng. Ngoài việc trao đổi kiến thức, GS Grothendieck từng nhấn mạnh với bà Sính rằng "nếu không làm được bài toán khả nghịch thì bỏ đó, không cần làm nữa". Tuy nhiên, bà Sính đã không từ bỏ. Trong bức thư tiếp theo, bà cho hay "đã thành công đảo ngược các vật thể". Ở trong lá thư cuối cùng, bà thông báo rằng dàn bài luận án Tiến sĩ của mình đã hoàn thành.
Một nét hấp dẫn khác của Tuổi Trẻ là các bài viết khá kịp thời, nắm bắt trúng hơi thở của cuộc sống, đưa ra được những sự phân tích khá súc tích và những lời bình khá sắc sảo.
Nhân sinh nhật của Tuổi Trẻ, mong Tuổi Trẻ luôn giữ vững phong cách và phong độ vốn có của mình, thể hiện xứng đáng tinh thần của ngày báo ra đời là Quốc khánh 2-9 và năm sinh trùng với thời điểm giang sơn được thống nhất."
Trong thời đại bùng nổ thông tin, tiêu hóa được lượng thông tin khổng lồ tràn ngập hằng ngày, hằng giờ không phải là chuyện dễ. Cái hay của Tuổi Trẻ là các bài viết thường ngắn gọn, giúp độc giả thưởng thức được nhiều hương vị của những món ăn tinh thần vừa khoái khẩu, vừa bổ dưỡng. Khung khổ của tờ báo cũng tiện cầm, tiện đọc.
Những nét đặc thù trên được bộc lộ ngay từ những năm đầu mới ra đời cho thấy Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đi tiên phong trong công cuộc đổi mới phương thức làm báo, mang tính hiện đại, hợp "gu" của giới trẻ nói riêng và bạn đọc rộng rãi nói chung. Chẳng thế mà Tuổi Trẻ có lượng phát hành vào loại lớn nhất, vươn lên tầm tờ báo toàn quốc.
Cũng chính vì vậy, khi muốn chia sẻ suy ngẫm của mình về vấn đề này hay vấn đề khác, tôi thường chọn Tuổi Trẻ để thổ lộ, bộc bạch với hi vọng thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn đọc hơn.
Dẫu vậy, tôi vẫn mong Tuổi Trẻ có thêm nhiều cải tiến hơn nữa, phù hợp hơn với yêu cầu của cuộc sống và ý nguyện của bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ.
Trước hết, đó là mong mỏi "gen" tuổi trẻ, chất trẻ hãy luôn đậm nét hơn nữa trên mặt báo. Có dịp tiếp xúc khá rộng rãi với giới trẻ tôi thấy trong lòng họ chứa chất biết bao hoài bão và nỗi niềm cần được chia sẻ.
Tuổi Trẻ và cả Tiền Phong, Thanh Niên cũng là các cơ quan ngôn luận của giới trẻ, do đó song song với việc góp chung tiếng nói về mọi vấn đề của xã hội, các tờ báo này có lẽ cũng nên dành mối quan tâm nhiều hơn nữa tới các vấn đề liên quan trực tiếp tới tầng lớp thanh niên, đáp ứng trúng và kịp thời những mối quan tâm của họ.
Thứ đến, thật là tốt nếu Tuổi Trẻ và cả các báo khác có nhiều bài viết hơn về những tấm gương "người tốt, việc tốt", nhất là của giới trẻ, thuộc mọi ngành nghề, vùng miền. Từ đó góp phần làm vơi đi những ý nghĩ nặng nề, những tâm tư u uất về những tiêu cực trong xã hội, khơi dậy niềm tự hào, lạc quan, yêu đời, cũng như khát vọng làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Và nữa, chủ đề về sáng tạo khoa học - công nghệ rất đáng được đề cập phong phú hơn, hấp dẫn hơn vì tuổi trẻ là sáng tạo, nhất là trong thời đại ngày nay, khi tinh thần sáng tạo là nhân tố quyết định tương lai của đất nước.
Bên cạnh đấu tranh với những tiêu cực lớn, Tuổi Trẻ cũng nên bài xích những biểu hiện tiêu cực nho nhỏ như vặt hoa, bẻ cành, xả rác, chửi thề, hành hung... vì những việc tưởng như tầm thường ấy không chỉ trái với kỹ năng sống của những con người tử tế, mà còn là những mầm mống làm thui chột những khái niệm to tát như lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc".
Là bạn đọc của báo Tuổi Trẻ, bạn muốn đóng góp gì cho tờ báo chúng ta ngày một gần gũi, hấp dẫn hơn? Mời bạn chia sẻ ý kiến của trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi email về chuyên mục BẠN ĐỌC LÀM BÁO tại địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected]. Cảm ơn bạn!
Thiếu tướng Chu Văn Tấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Chiến khu Việt Bắc (2.1951) - Ảnh: Chu Vân Anh
Về chính trị, thượng tướng Chu Văn Tấn là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ (1941-1945); Ủy viên BCH T.Ư Đảng khóa I, II và III (1945-1976); đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V (1960-1976) trong đó từ khóa III đến khóa V làm Phó chủ tịch Quốc hội. Về quân sự, ông làm Khu trưởng Khu 4 rồi Tư lệnh kiêm Bí thư Liên khu 1, Tư lệnh kiêm Bí thư Khu ủy Liên khu Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc...
Xuất thân trong một gia đình thổ hào người Nùng yêu nước, thuộc tổng Lâu Thượng, châu Võ Nhai, tỉnh Lạng Sơn (nay là xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), cụ thân sinh là Chu Văn Hòa đã tham gia nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chống Pháp nhiều năm. Khi biết Chu Văn Tấn hoạt động đánh Tây, cụ đồng tình tạo mọi điều kiện cho con đi công tác. Mãi năm 1944, khi thực dân Pháp cho quân bao vây, càn quét căn cứ Bắc Sơn, cụ nói với con: “16 tuổi tao đã cầm cái súng chống thằng Tây, ở đội quân của cụ Đề Thám. Giờ tao già không làm được thì chúng mày làm đi...”.
Chu Văn Tấn tham gia quân sự từ Chỉ huy phó Đội Du kích Bắc Sơn gồm 32 chiến sĩ, do Lương Văn Tri (bí danh Huy Còm) làm chỉ huy trưởng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri bị phục kích hy sinh, tiểu đội do ông chỉ huy thoát khỏi vòng vây về được Pác Bó. Từ đây, đội chuyển thành đơn vị vũ trang bảo vệ căn cứ. Một thời gian sau, nhận chỉ thị của T.Ư Đảng, Chu Văn Tấn về lại Võ Nhai để xây dựng và làm Chỉ huy trưởng Trung đội Cứu quốc quân thứ hai, với 47 chiến sĩ. Cùng với Đội VN Tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, Cứu quốc quân nhanh chóng phát triển lực lượng, xây dựng Chiến khu Nguyễn Huệ. Tại Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ (5.1945), VN Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất thành VN Giải phóng quân.
Tháng 8.1945, trong Chính phủ lâm thời, Chu Văn Tấn được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước ta.
Người được Hồ Chủ tịch chọn mặt gửi vàng
Đại tá Kim Sơn (tức Nguyễn Huy Văn), chiến sĩ VN Giải phóng quân, lão thành cách mạng, Ủy viên thường trực Ban Liên lạc VN Giải phóng quân kể lại:
Năm 1956, khi thành lập Khu tự trị Việt Bắc theo quyết định của Đảng và Chính phủ, với cương vị là Bí thư Đảng bộ và Chủ tịch Ủy ban Hành chính khu tự trị, tướng Chu Văn Tấn đã không phụ lòng tin cậy của T.Ư Đảng, Bác Hồ và sự tin yêu của đồng bào các dân tộc, luôn luôn chăm lo thực hiện lời dạy của Bác Hồ làm cho đồng bào Việt Bắc tiến kịp miền xuôi.
Do vậy mà ông lặn lội, sâu sát nắm bắt nguyện vọng của đồng bào các dân tộc: Mở trường học để nâng cao dân trí, mở mang đường sá vào các vùng sâu vù̀ng xa, lên các vùng đồng bào ít người của Hà Giang, Cao Bằng... đến các bản làng cùng với cán bộ địa phương tìm ra cách làm ra nhiều sản phẩm để đời sống nhân dân các dân tộc ngày càng no ấm và giàu có hơn.
Căn cứ Việt Bắc có vị trí địa lý chính trị quan trọng bậc nhất trong Cách mạng Tháng Tám, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bác Hồ, T.Ư Đảng đã chọn mặt gửi vàng và Chu Văn Tấn đã không phụ lòng tin cậy của Bác, của T.Ư, đã góp phần rất tích cực trong việc xây dựng, phát triển Đảng, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng và dựng nên nhà nước của dân, vì dân.
Công lao của ông xứng đáng để toàn Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta kính trọng và học tập.
Năm 1948, Chu Văn Tấn là 1 trong 9 vị thiếu tướng đầu tiên. 10 năm sau, năm 1958, Chu Văn Tấn cùng Văn Tiến Dũng là hai thượng tướng đầu tiên, được phong vượt cấp từ thiếu tướng lên.
Có một điều ít ai biết rằng, người Pháp luôn đặt câu hỏi về vị tướng mang biệt danh “Hùm xám Bắc Sơn” đã từng khiến họ mất ăn mất ngủ. Năm 1967-1968, đạo diễn người Pháp, ông Gérald Guillaume, sang VN làm bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh - chân dung một lãnh tụ. Viết xong kịch bản và quay xong những thước phim nhựa tư liệu về Hồ Chí Minh, ông Gérald Guillaume đề đạt nguyện vọng muốn dựng thêm bộ phim về một nhân vật lãnh đạo khác nhưng phải “rất VN”.
Nghe xong, Hồ Chủ tịch vui vẻ nói: “Đồng chí Vũ Kỳ sẽ lo thủ tục đưa đoàn lên Việt Bắc, làm phim về “Hùm xám Bắc Sơn”!
Đạo diễn Gérald Guillaume lên Thái Nguyên, vào Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc. Đoàn làm phim được thượng tướng Chu Văn Tấn tiếp đón thịnh tình. Sau đó đích thân ông đưa đoàn về phỏng vấn và thực hiện quay tại Phú Thượng quê hương ông, rồi dẫn đi lấy tư liệu ở các địa danh lịch sử mà Đội Du kích Bắc Sơn, Trung đội Cứu quốc quân từng chiến đấu.
Trở về Hà Nội, đạo diễn Gérald Guillaume tâm sự: “Ông Chu Văn Tấn là một con người vĩ đại theo đúng nghĩa của từ này!”.
Ngày 1.1.1967, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp các anh hùng và đại biểu của các đơn vị anh hùng vừa được tuyên dương. Cùng tham dự cuộc đón tiếp này, có mặt thượng tướng Chu Văn Tấn, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phóng viên Đài tiếng nói VN, nhà báo Lê Tiến tham dự cuộc gặp mặt hôm đó đã ghi lại: “Chu Văn Tấn, người anh cả của lực lượng du kích quân VN”. Bài ghi chép này với nhan đề Năm mới các anh hùng đến “xông nhà” Bác Hồ hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Hoàng Xuân Sính là nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội khóa VII vào năm 2004, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI vào năm 2004, và cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (nhiệm kỳ 1987 - 1992). GS Hoàng Xuân Sính được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân và là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa về toán học cho cả trình độ phổ thông và đại học.