Chuyện là em thấy cung Thiên Di đầy sao, với lại em mệnh vô chính diệu nên chắc chắn phải làm ăn xa ạ?
Chuyện là em thấy cung Thiên Di đầy sao, với lại em mệnh vô chính diệu nên chắc chắn phải làm ăn xa ạ?
Không phải tự nhiên nhiều người muốn định cư ở Châu Âu và tìm hiểu nhiều về cách xin visa Châu Âu, ngoài đặc quyền được tự do đi lại, học tập, làm việc và mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh giữa các quốc gia thành viên, còn có nhiều lý do khác, chẳng hạn:
Được đánh giá là khu vực có độ an toàn cao về chính trị xã hội. Trong nhiều năm gần đây, sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc chiến tranh, v.v. là các nguyên nhân khiến người dân rời bỏ quốc gia của họ để chọn đến sống ở nơi bình yên, an toàn hơn. Thống kê trong số 384,245 người xin tị nạn được cấp quy chế bảo vệ tại EU vào năm 2022 thì hơn 1/4 đến từ Syria, nơi đang bị chiến tranh tàn phá. Sau đó lần lượt là Afghanistan và Venezuela.
Sự thay đổi về nhân khẩu học ảnh hưởng đến việc di cư. Dân số tăng hay giảm, trẻ hay già đều tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và cơ hội việc làm ở mỗi quốc gia.
Người dân có xu hướng di dân từ khu vực có tiêu chuẩn lao động kém, tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế kém hiệu quả sang khu vực có cơ hội việc làm nhiều hơn với mức lương cao và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Đồng thời, con cái của họ cũng được hưởng nền giáo dục văn minh hiện đại bậc nhất thế giới.
Môi trường là nhân tố quan trọng thúc đẩy lượng di cư lớn. Các thảm họa thiên nhiên như bão lũ, động đất, biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, v.v là các yếu tố khiến con người có xu hướng muốn chạy trốn và có nhu cầu di chuyển nhiều hơn.
Để định cư ở Châu Âu, quý vị có thể lựa chọn 1 trong 3 cách phổ biến sau đây:
Định cư Châu Âu diện du học chiếm 4% tổng số dân nhập cư. Dưới đây là gợi ý các quốc gia quý vị có thể chọn đến du học kết hợp với định cư Châu Âu:
Hệ thống giáo dục, yêu cầu đối với đương đơn và việc xét tuyển vào các trường Đại học ở Áo cũng tương tự như xét tuyển vào các trường Đại học ở Hy Lạp.
Tại nước Áo, theo quy định, việc học tiếng Đức được phân bổ tối đa 4 học kỳ. Tuy nhiên, quý vị cũng có thể kết thúc thời gian học sớm hơn và vượt qua kỳ thi nhanh hơn. Thời gian gần đây, nhiều sinh viên có thể làm việc ngay cả trong năm học ngôn ngữ dự bị. Một số ứng viên đến Áo để lấy bằng cử nhân rồi sang Đức đăng ký các chương trình học thạc sĩ.
Tại các quốc gia này, giáo dục là hoàn toàn miễn phí nhưng quý vị không thể không biết tiếng Đức hoặc tiếng Pháp. Do đó, nếu chưa có khả năng của môn ngoại ngữ này, quý vị cần dành thời gian trau dồi để đáp ứng đủ điều kiện khi du học và định cư ở Châu Âu.
Không được miễn học phí như các quốc gia trên, chi phí học tập tại đây khoảng từ 700 EUR/năm, tùy thuộc vào thành phố và chương trình.
Quá trình nộp hồ sơ đăng ký học tương tự như với các quốc gia trên, nhưng riêng tại Ý, có thể yêu cầu bổ sung chứng minh thu nhập của cha mẹ và yêu cầu đạt trình độ ngôn ngữ tối thiểu trước khi bắt đầu nhập học để có thể xin visa châu âu
Có lẽ hạn chế duy nhất đối với chương trình du học định cư Châu Âu tại Cộng hòa Séc là tuyển sinh dựa vào các bài kiểm tra bằng tiếng Séc. Hầu hết các trường Đại học yêu cầu quý vị học các khóa học ngôn ngữ tối thiểu nửa năm. Sau khi nhận bằng cử nhân tại Cộng hòa Séc, quý vị có thể đăng ký học Thạc sĩ tại Đức.
Dù không quá phổ biến nhưng mang lại nhiều cơ hội học tập và di cư sang Châu Âu. Ở vùng Baltic, giáo dục tương đối rẻ tiền và ở Ba Lan thì hoàn toàn miễn phí nếu học bằng tiếng Ba Lan.
Vì các trường Đại học của các quốc gia này tuân thủ hệ thống chấm điểm quốc tế, cho phép sinh viên chuyển tiếp sang các trường đại học ở các quốc gia khác, thường là các nước vùng Baltic, Ba Lan, cũng như Slovakia, Hungary và các quốc gia Đông Âu khác. Trung bình, một năm sống và học tập ở Ba Lan sẽ tiêu tốn 2,000 – 2,500 EUR, còn ở Litva và Latvia tốn khoảng 1,500 EUR.
Ngành du lịch tại đất nước này khá phát triển, đây cũng là giải pháp tốt cho cơ hội du học và nhập cư. Ngôn ngữ Slovenia không quá khó và giáo dục ở đây không tốn kém, thường tốn khoảng 2,000 EUR/năm.
Đây là con đường dễ dàng nhất để có thể định cư ở Châu Âu. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh việc đầu tư định cư Châu Âu đang ‘’đe dọa’’ đến quyền sở hữu nhà ở của dân bản địa cùng một số lý do khác, một số quốc gia ban hành các quy định loại bỏ Chương trình thị thực vàng dành cho các nhà đầu tư, trong khi số khác chọn cách siết chặt hơn nữa.
Dưới đây là gợi ý các quốc gia có thể đầu tư nếu quý vị muốn định cư ở Châu Âu phổ biến nhất hiện nay:
Bao gồm Chương trình đầu tư sở hữu thẻ thường trú và Chương trình đầu tư sở hữu quốc tịch.
Bao gồm Chương trình đầu tư sở hữu quyền cư trú Hungary và Chương trình đầu tư trực tiếp sở hữu quốc tịch Hungary
Ngoài ra, còn các Chương trình đầu tư định cư tại các quốc gia khác. Để tham khảo chi tiết, mời quý vị xem 9 Chương trình đầu tư định cư Châu Âu phổ biến nhất 2024.
Trên đây là giải đáp câu hỏi “Làm sao để định cư ở Châu Âu”. Dựa trên các thông tin chia sẻ, quý vị có thể cân nhắc lựa chọn cách cách xin visa châu âu định cư phù hợp. Nếu vẫn còn thắc mắc, quý vị có thể liên hệ với đội ngũ SI Group chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.
Không đủ điều kiện tài chính nhưng muốn định cư ở Châu Âu, quý vị có thể lựa chọn con đường tay nghề lao động. Nhiều quốc gia ở Châu Âu đang đối diện với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng bởi dân số ở đây đang là dân số già. Vì vậy, các quốc gia hiện tạo cơ hội dễ dàng hơn cho những người lao động chọn đến đây sinh sống và làm việc. Gợi ý một số quốc gia thích hợp để chọn lao động định cư Châu Âu.
Để thu hút lao động nhập cư, quốc gia này cho phép lao động đến đây sinh sống trước khi tìm việc làm mới, thay vì phải nộp đơn trước từ nước ngoài. Dù vậy, điều kiện kèm theo là ứng viên phải dưới 35 tuổi, có đủ khả năng ngôn ngữ và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm chuyên môn. Đồng thời, đương đơn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Đức trước khi tìm được việc làm.
Vì đang rất cần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin, thợ điện, thợ rèn và công nhân kim loại nên đất nước thu hút bằng chính sách ưu tiên nhận đơn với các đối tượng nộp đơn xin giấy phép cư trú và làm việc các nhóm ngành nghề này.
Giấy phép cư trú có hiệu lực trong thời gian làm việc, hoặc là 4 năm hoặc dài hơn, tùy trường hợp. Trường hợp nếu quý vị nộp đơn từ nước ngoài, giấy phép cư trú có hiệu lực trước 1 tháng kể từ khi bắt đầu làm việc để có thể định cư ở tại đây.
Mặc dù cần tìm việc làm trước khi nộp đơn nhưng việc xin thị thực làm việc tương đối dễ dàng ở Ireland. Bởi vì quốc gia này đang tích cực tìm kiếm lao động nhập cư để lấp chỗ trống trong các lĩnh vực đang thiếu hụt đáng kể.
Đất nước này có hai loại thị thực lao động chính là Giấy phép lao động kỹ năng quan trọng dành cho người lao động có tay nghề cao và Giấy phép lao động chung . Phần đầu tiên bao gồm các ngành nghề được coi là quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế Ireland, trong khi phần thứ hai bao gồm tất cả các loại công việc. Sau khi nhận được những giấy phép này, quý vị có thể nộp đơn xin thường trú tại quốc gia này tương đối dễ dàng.
Đồng thời, Ireland cũng cấp thị thực làm việc trong kỳ nghỉ cho công dân Argentina, Úc, Canada, Chile, Hồng Kông, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 18 đến 30 hoặc 35. Theo thị thực này, người lao động nhập cư có thể ở lại đất nước này tới 12 tháng, ngoại trừ người Canada có thể ở lại trong thời gian lên tới 24 tháng.
Một trong những cách xin visa Châu Âu, Bồ Đào Nha gần đây đã cấp thị thực ngắn hạn cho những người lao động có ý định ở lại đất nước này. Theo Visa làm việc Bồ Đào Nha, bạn được phép ở lại và làm việc tại đất nước này trong thời gian tối đa 9 tháng. Bạn cũng được phép làm việc cho nhiều công ty, miễn là đó là công việc thời vụ. Những người đã sống ở Bồ Đào Nha trong 5 năm có thể nộp đơn xin thường trú, sau đó họ không cần phải xin visa làm việc nữa.
Phần Lan đã triển khai quy trình cấp tốc kéo dài 14 ngày để tiếp nhận những người lao động có tay nghề cao cũng như gia đình họ vào nước này. Những người có thể hưởng lợi từ dịch vụ này được Chính phủ Phần Lan xác định là “chuyên gia” và doanh nhân khởi nghiệp. Sau 90 ngày ở trong nước, người lao động ngoài EU phải nộp đơn xin giấy phép cư trú.