Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design
Khí hậu vùng đồi núi cao nguyên quanh năm phủ sương mù rất lạnh cho nên từ em bé đến người lớn luôn mặc trang phục dày để giữ ấm cơ thể.
Tuy nhiên do điều kiện thiếu thốn nên nhiều em bé vùng cao chỉ mặc một lớp áo mỏng manh, bữa cơm thường ngày rất ít khi có thịt mà chỉ là cơm trắng với nước canh loãng, trông thấy những cảnh như thế khiến du khách đến vùng cao không khỏi xót xa, nghẹn ngào.
Vẻ đẹp chân thực trên gương mặt em bé Mộc Châu - bức ảnh đẹp về trẻ em vùng cao
Nét đáng yêu qua cái nhìn bẽn lẽn của em bé vùng cao
Nụ cười tươi của hai chị em ở Sapa
Em hồn nhiên như mây trời Tây Bắc
Nhìn kỹ bức ảnh trên sẽ thấy bé nào cũng cười rất tươi
Những em bé vùng miền núi Việt Nam phải ăn cơm độn khoai, sắn hàng ngày, đối với các em một bữa cơm với thịt cá đầy đủ, những bộ áo ấm, những đôi dép không cần đẹp thôi cũng là một giấc mơ xa xỉ mà các em chưa bao giờ nghĩ đến.
Nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan Tây Bắc đã chứng kiến cảnh cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, những bữa cơm không đủ chất dinh dưỡng của trẻ em vùng cao mà không khỏi thương xót, vì vậy họ đã thành lập quỹ từ thiện, kêu gọi mọi người chung tay để các em có được bữa ăn đủ chất và có quần áo ấm hơn.
Nét ngộ nghĩnh dễ thương của em bé vùng cao được thể hiện dưới ống kính của nhiếp ảnh gia ngoại quốc
Nhiều du khách cảm động trước cuộc sống cơ cực của các em bé
Trong đôi mắt trong trẻo của em bé chất chứa nhiều giấc mơ
Một lần lên Tây Bắc vào tháng 9/201, nhà báo Trần Đăng Tuấn nguyên là phó tổng đài truyền hình Việt Nam VTV vô cùng xúc động trước những hình ảnh em bé vùng cao nên đã khởi xướng ý tưởng cho chiến dịch “Bữa cơm có thịt”.
Ngày nay được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm, nhiều thành viên dự án về ý tưởng “Bữa cơm có thịt” đã lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự đóng góp của hàng nghìn người Việt và du khách quốc tế.
Những em bé vùng cao quây quần vui vẻ bên khách nước ngoài
Được ăn một ổ bánh mì cũng là một niềm vui không hề nhỏ của các em
Dễ thương làm dáng cho nhiếp ảnh gia chụp ảnh
Hàng ngày ngoài giờ đến trường các em bé vùng cao thường theo cha mẹ lên rẫy phụ giúp việc cày cuốc, trồng trọt, còn các em bé nhỏ hơn thì ở nhà hoặc đôi khi được mẹ địu trên lưng cùng ra rẫy.
Mẹ địu em trên lưng - Bức ảnh đẹp về trẻ em vùng cao
Trường học của các em bé vùng cao là những căn nhà tre nứa tạm bợ và thường không chịu đựng nổi qua một con gió lốc, do đó vào các ngày hè chuẩn bị tựu trường các em phải lên rừng tìm tre nứa về gia cố lại lớp học.
Những ngôi nhà lợp bằng tranh thường rách nát như một ngôi nhà hoang qua một mùa gió về, lớp học quý giá nhất chỉ là tấm bảng và đồng phục học sinh là những bộ quần áo cũ sờn phai màu theo năm tháng, hôm nào trời gió lớn thầy cô phải cho các em học sinh ra học ngoài trời vì sợ sập nhà nguy hiểm đến các em.
Nét mặt hào hứng của các em bé vùng cao trong lớp học
Xem những hình ảnh trên không khỏi khiến chúng ta phải xót xa, những em bé ngây thơ dễ thương vô cùng như thế đáng lẽ phải được sống trong một điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn, hãy cùng VNTOUR làm chuyến hành trình tour Tây Bắc lên vùng cao thăm các em nhỏ, góp một phần sức nhỏ bé của mình vào dự án “Bữa cơm có thịt” để cải thiện bữa ăn cho các em nhé!
Vntour.com.vn. Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của vntour.com.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại vntour.com.vn.
Hiến pháp nước ta quy định rõ ràng về việc học: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” (điều 37); “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (điều 39)… Luật Giáo dục năm 2019 nêu cụ thể: “Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em” (điều 13); “Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” (điều 14)…
Như vậy, đi học là quyền của trẻ em; việc cho trẻ hay tạo điều kiện cho trẻ đến trường là trách nhiệm, là nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ và của Nhà nước. Việc cho trẻ đi học không phải là quyền của người lớn nên không thể nói “cho đi học” hoặc “cho nghỉ học”, ít nhất khi đến 16 tuổi. Cha mẹ và bất kỳ người lớn nào cũng không có quyền ngăn cản, hạn chế quyền đi học của trẻ.
Nhưng hiện vẫn còn một số gia đình có nhiều con mà không đủ năng lực bảo đảm các quyền của trẻ, trong đó có quyền được đi học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Hay vẫn còn tình trạng một số người yêu cầu trẻ nghỉ học nửa chừng vì điều kiện kinh tế hoặc không quan tâm để trẻ sớm bỏ học. Một số người thì cho rằng trẻ em gái không cần học nhiều hoặc phải hy sinh việc học để tập trung chăm lo cho bé trai…
Dù vậy, chắc chưa có người làm cha, làm mẹ nào bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự khi không cho trẻ đi học; hay chắc cũng chưa có người lớn nào bị xử lý khi cản trở, ngăn cấm trẻ em thực hiện quyền được đi học của mình; chắc cũng không có cơ quan nhà nước nào bị xem xét trách nhiệm khi chưa tổ chức việc học tập tốt nhất cho trẻ em trên địa bàn của mình…
Như vậy, quyền đi học của trẻ em trên thực tế chưa được thực hiện đầy đủ và chưa được bảo vệ đúng mức. Các hành vi vi phạm quyền này cũng chưa bị xử lý thích đáng.
Việc không được bảo đảm quyền đi học của trẻ chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về mặt năng lực, nhân cách, kỹ năng… khi trẻ trưởng thành. Hậu quả đó tác động không nhỏ đến toàn xã hội. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc bảo đảm quyền đi học của trẻ, bắt đầu ngay từ trong gia đình và ở các nhà quản lý.
Đôi khi, chúng ta hay nhìn về thành tựu của một nền giáo dục ở các con số rất lung linh mà quên mất những con số ở phía sau, như số người còn mù chữ, số trẻ không được đi học… Suy cho cùng, thay vì cố gắng tạo ra các con số đẹp, chúng ta nên giảm các con số ở phía sau đó, tức là giảm đi những số phận con người chưa được may mắn.
GDVN - Thầy Nguyễn Văn Tâm - Bí thư đoàn Trường Tiểu học Lê Đình Chinh là một trong 60 thầy cô được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
GDVN- Không ngại vất vả, 2 cô giáo trẻ xung phong “gieo chữ” ở điểm trường xa nhất và đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn.
GDVN - Cô Quàng Thị Xuân không chỉ giúp học trò cải thiện kỹ năng viết chữ mà còn truyền tải thông điệp về sự chăm chỉ, tỉ mỉ và tình yêu với tiếng Việt.
GDVN - Năm 2024, ngành Giáo dục Tiểu học của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang có điểm trúng tuyển lên tới 27,4 - cao nhất toàn trường.
GDVN - Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang mở ngành Sư phạm tiếng H'Mông vào năm 2024.
GDVN-Năm 2015, sau khi vào biên chế, cô giáo Hoàng Thị Thu Hoài xin về Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Yên Thuận và đến nay, đã gắn bó được 9 năm.
GDVN- Sáng miệt mài lên lớp với học trò ở Trường PTDT bán trú Tiểu học Mường Lạn, tối đến, cô Quàng Thị Xuân lại cùng các chiến sĩ biên phòng dạy xóa mù chữ cho bà con.
GDVN - Không ngại mưa bão, sạt lở, cô giáo Hòa Thị Vì vẫn miệt mài tự chạy xe máy hơn 3 tiếng đồng hồ để mang con chữ đến với trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La.
GDVN -Tự bỏ tiền túi để mua đồ dùng học tập, tự học để may áo cho các em nhỏ,...với cô giáo Trần Thị Châu, hạnh phúc chính là trao gửi và chia sẻ những yêu thương.
GDVN - "Vợ chồng tôi và con nhỏ đang ở trọ, chi phí khoảng 2 triệu đồng/tháng. Được tăng lương, tôi sẽ đỡ được khoản tiền này", cô Lùng Thị Vinh chia sẻ.
GDVN - "Nhằm ổn định cuộc sống, gia đình các giáo viên vay ngân hàng để mua đất làm nhà... Tăng lương, sẽ giúp họ giảm gánh nặng về tài chính".
GDVN - Địa phương cũng có tuyên truyền về việc làm hồ sơ xét tặng NGƯT nhưng các giáo viên chưa có những sáng kiến đề tài sáng kiến, đề tài khoa học cấp bộ.
GDVN - Lần đầu tiên đến ngôi trường vùng cao nhận công tác, cô Phùng Thị Trại “hẫng một nhịp” vì đó chỉ là một túp lều nhỏ, không có nổi một bảng tên…
GDVN-"Để có thể đến được điểm trường lẻ, chúng tôi phải vượt qua những đoạn đường dốc đá trơn trượt vào mùa mưa, những khu vực giao thông nguy hiểm, sạt lở,..."
GDVN- Bước vào năm học 2023 – 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên vẫn còn nhiều khó khăn và trăn trở, đặc biệt về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.
GDVN-Nên có chính sách hỗ trợ tiền lương, phụ cấp cho bảo vệ, kế toán, nuôi dưỡng, y tế,... hỗ trợ độc hại cho nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non.
GDVN- Nếu được bổ sung, các cô giáo mầm non có thể nghỉ hưu sớm so với quy định ở tuổi 55.
GDVN- Nhiều GV vùng cao viết đơn xin chuyển công tác với nhiều lý do khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bị cắt giảm ưu đãi khi xã đạt chuẩn NTM.
GDVN- Lãnh đạo trường học vùng sâu, vùng xa cho rằng, quỹ đất hạn hẹp và vốn đầu tư xây dựng nhiều là khó khăn nếu xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.
GDVN- Những năm học gần đây, trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Tà Xi Láng không tuyển được giáo viên và nhân viên.
GDVN- Nghỉ hè, nhiều giáo viên vẫn phải chật vật làm đủ công việc như cộng tác viên bán hàng, đi họp chợ phiên... để có thêm thu nhập, lo tiền đóng học cho con.
GDVN- Nhà có cây ăn quả, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Phì Nhừ (Điện Biên) bán hàng tại chợ hoặc đi ship hàng khi có khách đặt.
GDVN- Trong kỳ nghỉ hè, lãnh đạo nhà trường phải chuẩn bị hồ sơ cho kế hoạch tuyển sinh, mua sắm vật chất cơ sở cho đơn vị.
GDVN-Vị hiệu trưởng chia sẻ, các em nhỏ cũng thích được học với cô giáo trẻ, xinh hơn là những giáo viên đã có tuổi.
GDVN- Đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được sự nhiều sự đồng tình và ủng hộ của giáo viên mầm non vùng cao.
GDVN- Phải dạy lớp ghép, số lượng học sinh đông nên việc quản lý lớp học, quan tâm từng đối tượng học sinh chưa bao giờ là dễ dàng đối với cô Lèn những ngày đầu đi dạy.
GDVN- "Ngoài chi tiêu cho cuộc sống cá nhân, hầu hết giáo viên mầm non còn phải gửi tiền về quê nuôi con, chăm lo cho gia đình", cô Quyên chia sẻ.
GDVN- “Trong lớp học nhỏ, ngẩng mặt lên thì nhìn thấy trời qua mái lá, dưới chân thì ướt do mưa dột, thật sự thương cô giáo và các cháu vô cùng”, cô Hạnh nhớ lại.
GDVN-“Vì lương thấp mà bỏ nghề thì ai sẽ làm giáo viên, ai dạy trẻ mầm non nơi cao nguyên đá còn nhiều đói nghèo”, giáo viên mầm non 9X Lầu Thị Mai chia sẻ.
GDVN-Gắn bó với điểm trường Yên Thành từ 3 năm trước, chứng kiến tình trạng ngày càng xuống cấp của cơ sở vật chất “đi mượn”, cô giáo mong mỏi sớm có cơ sở mới.
Cứ mỗi mùa mưa đến là những thầy cô giáo tại điểm trường bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, phải rất vất vả vượt qua những con đường đầy bùn đất mới tới được nơi dạy học. Cô Sương sinh sống ở xã Trường Sơn, nhà cách điểm trường hơn 15 km, trong đó có một đoạn khoảng 5 km đầy bùn đất, gây khó khăn cho việc di chuyển. Hằng ngày, cô Sương phải thức dậy vào lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị di chuyển đến trường và trở về nhà khi đã tối muộn.
Hình ảnh chiếc xe máy của cô giáo Lê Sương Sương bị hư hại trong quá trình vượt đường đầy bùn đất để đến trường gây xúc động
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô Sương trở về quê công tác tại Trường mầm non Trường Sơn (tỉnh Quảng Bình). Cô giáo trẻ cho biết trường này nằm ở trung tâm của xã nên đường sá, cơ sở vật chất không khó khăn như trong bản Sắt. Công tác tại đây được 6 năm thì cô Sương xung phong đến chăm sóc... trẻ em ở điểm trường bản Sắt. Đây là một bản nghèo ở xa vùng trung tâm, người dân tại đây chủ yếu là dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cô giáo Lê Sương Sương thường xuyên té ngã, quần áo dính đầy bùn đất trong quá trình đến trường
“Mình còn trẻ, nhiều sức khỏe, có thể chịu được khó khăn nên xung phong lên đây. Tuy hơi cực nhưng mình thấy hạnh phúc vì trẻ em và phụ huynh rất kính trọng cô giáo”, cô Sương nói.
Vào mùa mưa, cô giáo này thường xuyên té ngã trên đường đến trường dẫn đến trang phục lấm lem bùn đất. Cô Sương cho biết có hôm không kịp chuẩn bị cơm mang theo nên cả ngày chỉ ăn mì gói cho qua bữa. “Động lực để mình đến trường mỗi ngày đó chính là tình yêu dành cho trẻ em. Các em ở đây có thể thiếu cái ăn, mặc… nhưng giàu tình cảm và kính trọng thầy cô hết mực”, cô Sương chia sẻ.
Cô giáo Lê Sương Sương khi còn công tác tại Trường mầm non Trường Sơn (tỉnh Quảng Bình)
Cô Sương cho biết vào mùa mưa thường xuyên gặp tình trạng xe máy bị hư giữa đường. Mỗi lần như vậy, cô giáo này phải bỏ xe lại ven đường và đi bộ đến trường, hết giờ dạy học thì nhờ người chở về. Có hôm không nhờ được ai thì cô giáo này phải đi bộ về nhà. Chiếc xe máy của cô Sương theo thời gian cũng bể hết kính chiếu hậu, yên rớt ra khỏi thân xe.
“Nếu giáo viên chúng mình khổ 1 thì trẻ em tại đây phải khó khăn đến 10. Người dân trong bản còn nghèo nên việc ăn uống của các em thiếu chất, ít có đồ mới để mặc. Trên bản cũng không có điện và sóng điện thoại”, cô Sương nói.
Hành trình chăm sóc trẻ cô giáo Sương tại bản Sắt vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Tuy nhiên bằng tình yêu thương, mong muốn trẻ em tại đây có được tương lai tốt hơn nên cô giáo trẻ này vẫn luôn vững tin, quyết liệt chinh phục những đoạn đường đến trường không bằng phẳng.
Con đường đến trường đầy bùn đất do cô giáo Lê Sương Sương chụp lại
Xem hình ảnh cô Sương phải vượt đường đầy bùn đất để đến lớp, Nguyễn Thị Hà Trinh (26 tuổi), làm việc tại 400/8b Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, xúc động cho biết: “Thương cho cô giáo mầm non phải hy sinh nhiều thứ để đến trường. Mong rằng những cô giáo vùng cao sẽ được hỗ trợ nhiều hơn về cả vật chất và tinh thần để vững tâm đến trường”.
Nguyễn Thanh Tùng, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho cô Sương: “Là nữ mà sao chị ấy lại mạnh mẽ được như vậy? Mình được sinh sống và làm việc tại thành phố mà đôi khi ra đường gặp kẹt xe, trời nắng một chút là đã than vãn. Trong khi đó, các cô giáo vùng cao hằng ngày phải vượt hàng chục cây số trên những con đường đầy bùn đất để đi dạy”.