Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Khoa Giáo dục Tiểu học, năm 1990, cô Hoa được nhận vào công tác tại Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp với nhiệm vụ Bí Thư Đoàn ngành. Năm 1993, cô được phân công về công tác tại Quận Đoàn Gò Vấp với chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ - Chủ tịch Hội đồng Đội quận Gò Vấp. Tháng 4/1997, khi Quận 12 được thành lập, cô về công tác tại Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 12. Tháng 9/2012, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, đến tháng 8/2013 cô giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, Quận 12 cho đến nay.
Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Khoa Giáo dục Tiểu học, năm 1990, cô Hoa được nhận vào công tác tại Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp với nhiệm vụ Bí Thư Đoàn ngành. Năm 1993, cô được phân công về công tác tại Quận Đoàn Gò Vấp với chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ - Chủ tịch Hội đồng Đội quận Gò Vấp. Tháng 4/1997, khi Quận 12 được thành lập, cô về công tác tại Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 12. Tháng 9/2012, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, đến tháng 8/2013 cô giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Ánh Dương, Quận 12 cho đến nay.
Học sinh khuyết tật là những học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể (như tay, chân, mắt,...) hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật (các tật về mắt, tật về chân tay,...), những điều này khiến cho việc học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT thì học sinh khuyết tật hiện nay đang được tạo điều kiện tối đa trong học tập, áp dụng phương pháp giáo dục hòa nhập. Theo Thông tư 03 thì: “Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.” Theo quy định này thì các em khuyết tật sẽ được học chung lớp với các em học sinh không bị khuyết tật, được học tập, giáo dục như nhau.
Hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật đặt ra yêu cầu, điều kiện riêng đối với giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật.
Như vậy, về cơ bản giáo viên đảm bảo các tiêu chuẩn nhà giáo (tốt nghiệp sư phạm, các chứng chỉ theo yêu cầu, trình độ ngoại ngữ, tin học) thì có thể dạy học sinh khuyết tật. Tuy nhiên vì học sinh khuyết tật cần nhiều sự hỗ trợ, quan tâm hơn trong học tập nên đòi hỏi các giáo viên giảng dạy tại lớp có học sinh khuyết tật phải:
- Tôn trọng và thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho người khuyết tật.
- Bảo mật thông tin của học sinh khuyết tật cũng như gia đình của họ.
- Phối hợp cùng với nhân viên hỗ trợ về giáo dục người khuyết tật và gia đình để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả.
- Phát hiện các vấn đề phát sinh khi dạy học sinh khuyết tật và đề xuất giải pháp xử lý.
- Tư vấn cho học sinh khuyết tật và gia đình về các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, định hướng nghề nghiệp,...
- Phối hợp với các giáo viên khác, các cơ quan liên quan để cùng xây dựng môi trường dạy học sinh khuyết tật thân thiện.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy học sinh khuyết tật.
Theo Điều 9 Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH thì cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật như sau:
Công thức tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc và tiền phụ cấp ưu đãi đã nêu ở mục trên. Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề về cách tính như sau:
- GV không chuyên trách dạy người khuyết tật: Tính theo số giờ dạy người khuyết tật thực tế.
- GV chuyên trách dạy người khuyết tật: Tiền trợ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và tiền này không dùng để tính, để đóng hưởng BHXH.
- Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật gồm:
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi học ở trong nước mà không tham gia giảng dạy liên tục trên 03 tháng;
+ Thời gian giáo viên nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản vượt quá thời hạn mà pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.
+ Thời gian giáo viên bị đình chỉ giảng dạy.
Bài viết nêu trên đã cung cấp thông tin về
? cho mọi người theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp luật khác, xin hãy liên hệ tổng đài
(HNM) - Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo người cao tuổi và trợ giúp người khuyết tật với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về nội dung này.
- Việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội, chăm sóc người cao tuổi của thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt kết quả khả quan. Xin ông chia sẻ thêm về việc này?
- Quan tâm, chăm lo người cao tuổi là việc làm thường xuyên, liên tục của thành phố. Toàn thành phố hiện có 1.069.456 người cao tuổi, chiếm 12,8% dân số. Người cao tuổi được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định như lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, đi xe buýt miễn phí... Tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia người cao tuổi, trong năm 2022, Hà Nội đã thực hiện trợ cấp hằng tháng cho 93.256 người cao tuổi, trong đó có 92.166 người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; 299 người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng; trợ giúp khó khăn đột xuất cho 16.916 người cao tuổi. 175 hộ gia đình có người cao tuổi được hỗ trợ về nhà ở; 82 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của thành phố…
Cuối năm 2022, theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, toàn thành phố có 955 người cao tuổi tròn 100 tuổi và 9.075 người cao tuổi tròn 90 tuổi. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo UBND thành phố trình Văn phòng Chủ tịch nước tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 100 tuổi; trình Chủ tịch UBND thành phố ký tặng thiệp mừng thọ cho người tròn 90 tuổi vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đáng chú ý, nhân dịp Tết Quý Mão 2023, toàn thành phố đã trao tặng 1.625.772 suất quà đến các đối tượng xã hội với số tiền 813,8 tỷ đồng, trong đó có các suất quà giá trị dành tặng cho người cao tuổi, người khuyết tật, bởi đây là những đối tượng xã hội được thành phố quan tâm, góp phần thực hiện tốt Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 16-12-2022 của UBND thành phố Hà Nội.
- Đối với công tác trợ giúp người khuyết tật, thành phố Hà Nội đã có những chế độ, chính sách gì, thưa ông?
- Hiện nay, thành phố có 111.173 người khuyết tật, chiếm 1,33% dân số. Người khuyết tật được hưởng đầy đủ các chính sách theo quy định, như trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh khuyết tật, đi xe buýt miễn phí, vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội... Trong năm 2022, thành phố đã thực hiện chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng cho 90.292 người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng; 14.198 hộ gia đình nhận nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp theo quy định hiện hành; 100% người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Thành phố có 7 cơ sở được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội ra quyết định công nhận là cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, được hưởng các chính sách ưu đãi như được vay vốn, miễn thuế thu nhập, tham gia các hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các lễ kỷ niệm, ngày hội, tọa đàm các mô hình doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật.
Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật được nâng cao, bản thân họ đã tự tin, nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc để cải thiện cho cuộc sống của chính họ và giúp đỡ gia đình, tham gia vào các hoạt động xã hội, hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ thực hiện những giải pháp nào để người khuyết tật, người cao tuổi tiếp tục được tiếp cận các dịch vụ xã hội dưới các hình thức khác nhau, thưa ông?
- Trong năm 2023, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; đồng thời, tập trung đánh giá kết quả thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền; đẩy mạnh việc phối hợp, triển khai thực hiện mục tiêu 100% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện các mô hình câu lạc bộ liên thế hệ giúp đỡ nhau và các mô hình trợ giúp người khuyết tật.