Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn có nên học ngành Hóa dược? cùng khám phá các lợi ích và điều kiện để học ngành này, từ đó giúp bạn có được quyết định đúng đắn
Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn có nên học ngành Hóa dược? cùng khám phá các lợi ích và điều kiện để học ngành này, từ đó giúp bạn có được quyết định đúng đắn
Mặc dù ngành Hóa dược mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức mà sinh viên có thể gặp phải khi theo đuổi ngành này:
Ngành Hóa dược đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về hóa học, dược học và công nghệ sinh học. Việc học tập và nghiên cứu trong ngành này đôi khi đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng không ngừng.
Với sự phát triển của ngành y tế và dược phẩm, cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Hóa dược ngày càng cao. Sinh viên cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường lao động.
Các công thức hóa học phức tạp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất thuốc. Do đó, ngành Hóa dược đòi hỏi sinh viên có khả năng tính toán chính xác và nhạy bén trong việc làm việc với các công thức này.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị học tập là yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên có được một môi trường học tập tốt và hiện đại để phát triển tối đa khả năng của mình. Vì tính chất chuyên sâu và phức tạp của ngành Hóa dược, các trường đại học đều đầu tư đầy đủ và nâng cao cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành này.
Các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị học tập cho ngành Hóa dược bao gồm:
Các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ và hiện đại với các thiết bị và công cụ cần thiết để hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và sản xuxuất thuốc. Sinh viên sẽ được hướng dẫn và thực hành trên các thiết bị chuyên ngành để nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Thư viện chuyên ngành với nguồn tài liệu phong phú và đa dạng về hóa học, dược học và các lĩnh vực liên quan giúp sinh viên nghiên cứu và tiếp cận thông tin mới nhất trong ngành. Đây là nơi lý tưởng để sinh viên tự học và tự nghiên cứu.
Các trang thiết bị thí nghiệm như máy móc phân tích hóa học, máy sắc ký, máy đo độ pH, v.v.. đều được trang bị đầy đủ để sinh viên có thể áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Việc sử dụng trang thiết bị hiện đại giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành và giải quyết vấn đề.
Mặc dù có liên quan chặt chẽ đến hai ngành hóa học và dược học, nhưng ngành Hóa dược vẫn có những điểm khác biệt sau so với các ngành liên quan khác:
Có nên học ngành Hóa dược? Đối với những ai có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành Hóa dược, nên hiểu rõ những đặc điểm của ngành này để có thể chuẩn bị tâm lý và kỹ năng cần thiết cho việc học tập.
Ngành Hóa dược đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất và kiểm soát chất lượng các loại thuốc phục vụ cho sức khỏe cộng đồng. Với tình hình y tế và nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng, ngành Hóa dược đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành y tế và góp phần bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng.
Điểm chuẩn để vào học ngành Hóa dược tại các trường đại học thường dao động từ 18 - 20 điểm. Ngoài ra, các trường còn có những tiêu chí xét tuyển khác như: điểm thi THPT, kết quả kỳ thi tuyển sinh của trường, kết quả thi năng lực tiếng Anh (nếu có), v.v..
Trong bối cảnh ngành y tế ngày càng phát triển, ngành Hóa dược đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất và kiểm soát chất lượng các loại thuốc phục vụ cho sức khỏe cộng đồng. Việc có nên học ngành Hóa dược không chỉ mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà còn đem lại kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành cho sinh viên.
Tuy nhiên, để thành công trong ngành này, sinh viên cần phải vượt qua những thách thức và chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng cần thiết. Chọn lựa trường và ngành Hóa dược phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng cho sự nghiệp tương lai.
Fanpage: NTTU – Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh Đại học Nguyễn Tất Thành
Hotline: 0902298300 – 0912298300
Zalo: https://zalo.me/1810338629700958535
Xem thêm: Giới thiệu ngành Hóa dược
Ngành thú y là mảnh ghép quan trọng của bức tranh Một sức khỏe
Ngành Thú y đã định hình phát triển tại Việt Nam được hơn 70 năm, nhưng trong phần lớn chặng đường phát triển, Thú y được coi là một bộ phận quan trọng của ngành Nông nghiệp, với mối liên hệ mật thiết với ngành Chăn nuôi. Tuy nhiên, gần đây ngành Thú y đã phát triển theo định hướng mới, trở thành một ngành độc lập và trở nên rất quan trọng với khối ngành Sức khỏe do những tương tác trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội giữa con người và động vật. Ngành Thú y đã đi đầu khởi xướng cách tiếp cận Một sức khỏe (One health), nhấn mạnh vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe động vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong những trường ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam được đào tạo nhóm ngành Y Dược và cho đến nay Trường đã có cơ cấu ngành thuộc khối Sức khỏe rất đa dạng (Dược học, Y Đa khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học…). Bên cạnh đó, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT đang là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học của Trường, với thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học. Đây là những tiền đề rất vững chắc để định hình chương trình đào tạo Bác sĩ thú y trình độ đại học theo định hướng Một sức khỏe và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc sức khỏe động vật để đào tạo đội ngũ Bác sĩ thú y thế hệ mới có thể đáp ứng các yêu cầu của thời đại.
Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất được đầu tư tốt và đội ngũ giảng dạy chuyên môn cao
Với nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nghiên cứu khoa học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT đã phát huy thế mạnh chuyên môn và cơ sở vật chất để thực hiện công tác đào tạo từ năm 2021, chủ quản ngành Công nghệ sinh học trình độ Đại học. Chương trình Kỹ sư Công nghệ sinh học là chương trình đào tạo bậc Đại học đã thực hiện kiểm định quốc tế thành công theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA (2022). Đồng thời, đây là chương trình được xếp hạng cao nhất của Trường theo Bộ tiêu chuẩn đối sánh Đại học UPM, được gắn 5 sao theo tiêu chuẩn nghiên cứu (2023) và đứng thứ 5 trên tổng số 54 chương trình đào tạo đã thực hiện đối sánh theo hệ thống UPM tại Việt Nam và nước ngoài (4/2024). Đây là những minh chứng trong khả năng thiết kế và quản lý chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn cao của Viện.
Đóng vai trò chính trong đề án xây dựng Trung tâm Phát triển công nghệ cao quy mô 1.100 tỷ đồng tại Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ nhà khoa học được đào tạo bài bản có thể hướng dẫn cho sinh viên tham gia các hoạt động thực hành, thực tập tại Viện, trang bị cho sinh viên những trải nghiệm quý báu trong việc tiếp cận các công nghệ hỗ trợ cho ngành Thú y. Đặc biệt, với định hướng đào tạo cho nhóm ngành nghề có nhu cầu thị trường lao động cao tại các thành phố lớn như việc làm tại các phòng khám, bệnh viện thú y, trung tâm xét nghiệm, kiểm nghiệm… cơ sở vật chất hỗ trợ giảng dạy tốt là điều kiện tiên quyết để xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng.
Đội ngũ chính tham gia giảng dạy là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, các bác sĩ thú y có kinh nghiệm thực tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe động vật, các chuyên gia được đào tạo tại các cơ sở hàng đầu tại Việt Nam cũng như nước ngoài về ngành Thú y và Khoa học công nghệ, không những đủ khả năng truyền tải kiến thức, huấn luyện kỹ năng cập nhật cho sinh viên mà còn là cầu nối cho sinh viên tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp tương lai thông qua các kết nối với doanh nghiệp, phòng khám, các cơ sở nghiên cứu… mà sinh viên có thể thực hành, thực tập từ trước khi tốt nghiệp.
Đào tạo theo nhu cầu thị trường việc làm
Thú y là ngành đang có nhu cầu nhân lực lớn và quy mô đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, trong đó có một số nhóm ngành nghề có mức độ thiếu hụt nhân lực rất cao. Định hướng đào tạo chương trình Thú y tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ tập trung vào các hướng chuyên ngành riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu này, bao gồm:
Là một trường đào tạo tại Tp. Hồ Chí Minh với tỷ lệ cao sinh viên đang sinh sống tại thành phố, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp của chương trình đào tạo cũng ưu tiên những nhóm nghề có cơ hội việc làm cao tại thành phố. Tuy nhiên, sinh viên vẫn được đào tạo với chuyên môn đủ rộng để có khả năng ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau, từ nông thôn tới thành thị.
Các ngành thuộc khối khoa học sức khỏe (Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học) xét theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.
⇒ Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 theo tổ hợp môn:
* Lưu ý: xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, không quy định về điều kiện học lực lớp 12 đối với các ngành sức khỏe và ngành GDMN
⇒ Đối với ngưỡng đảm bảo xét học bạ, ĐGNL, Tuyển thẳng:
Nhu cầu đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền hiện nay như thế nào?
Tại khu vực các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã dẫn đến nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng cao, đặc biệt là các phương pháp điều trị tự nhiên, không dùng thuốc. Đáp ứng xu thế này, nhiều trường đại học đã đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền để tăng cường nhân lực chất lượng, có kiến thức sâu rộng về y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh tự nhiên. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền của cộng đồng và đào tạo ra đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, sáng y đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho Trường Đại học Nguyễn Tất Thành mở và đào tạo ngành đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền (Mã ngành: 7720115) vào năm 2024.
Đội ngũ giảng viên gồm những ai?
Đội ngũ giảng viên là những giảng viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy tại trường Đại học, khám chữa bệnh tại Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện đa khoa:
Sinh viên ngành Y học cổ truyền luôn được hướng dẫn và giảng dạy bởi quý Thầy Cô giáo có nhiều kinh nghiệm, giúp rèn luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết để trở thành bác sĩ Y học cổ truyền có khả năng thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở y tế và bệnh viện, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho cộng đồng trong lĩnh vực Y học cổ truyền.
Sau khi tốt nghiệp, Bác sĩ Y học cổ truyền cũng có thể nâng cao trình độ: Bác sĩ Nội trú Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 Y học cổ truyền, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 Y học cổ truyền, Thạc sĩ Y học cổ truyền, Tiến sĩ Y học cổ truyền và tham gia các khóa đào tạo liên tục (CME).