Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp luật về hợp đồng của Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, tập trung vào các giao dịch tài chính và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp luật về hợp đồng của Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, tập trung vào các giao dịch tài chính và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 60.000 lao động có nhu cầu giải quyết việc làm, từ thực tế này, những năm gần đây, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm, góp phần ổn định đời sống người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Học viên tham gia học nghề tại Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa.
Nhằm triển khai có hiệu quả chính sách pháp luật về việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật Việc làm; văn bản chỉ đạo các cấp, ngành tập trung triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm, thị trường lao động, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh giải quyết việc làm...
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, tỉnh ta luôn duy trì và mở rộng nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh duy trì nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm 1.928,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là 110,6 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động là 1.234,8 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay ủy thác địa phương là 582,9 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh là 385,9 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện là 197 tỷ đồng). Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm, nguồn vốn được đầu tư đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với số tiền cho vay 2.092,8 tỷ đồng (30.036 lượt người lao động được vay vốn). Dư nợ tại thời điểm 31/12/2023 là 1.655,9 tỷ đồng, với 22.899 người lao động còn dư nợ. Thông qua chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm đã tạo thêm nguồn vốn đầu tư mua sắm nguyên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi... cho người lao động để tham gia sản xuất, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng được tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các nghề truyền thống, du nhập nghề mới, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động nông nghiệp nông thôn.
Ngoài đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, giai đoạn 2020-2023, tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh, toàn tỉnh hỗ trợ cho 8.531 người, với số tiền 25 tỷ 638 triệu đồng. Từ năm 2022 đến nay, thực hiện hỗ trợ cho người lao động 11 huyện miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, đến hết năm 2023 đã hỗ trợ cho 124 người, với số tiền là 464,5 triệu đồng (trong đó lao động là đồng bào dân tộc thiểu số 69 người, lao động thuộc hộ cận nghèo 3 người). Chương trình cho vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh số cho vay giai đoạn 2020-2023 là 186,9 tỷ đồng, với 2.842 lượt khách hàng được vay vốn.
Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách về việc làm, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 250.000 lao động, vượt 3,3% kế hoạch; trong đó, đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gần 41.000 lao động, vượt 57,5% kế hoạch...
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa Hoàng Ngọc Trung cho biết: Thời gian tới, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các địa phương về thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và việc làm, ngành LĐTB&XH đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành sớm điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài sang hỗ trợ trọn gói cho người lao động theo từng thị trường lao động và đối tượng cụ thể, do việc để người lao động cung cấp chứng từ nhận hỗ trợ rất khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; nhằm phát huy thế mạnh nguồn lao động dồi dào của tỉnh góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm.
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp năm 2013 và các luật được Quốc hội ban hành gần đây, ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 - Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Luật chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.
Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Đó là hàng loạt các văn bản dưới đây: Nghị định số 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật số 69/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, có hiệu lực từ ngày 17/1/2022; Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, có hiệu lực từ ngày 21/2/2022; Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết một số điều của Luật, có hiệu lực từ ngày 1/2/2022; Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Hệ thống cơ sở dữ liệu, có hiệu lực từ ngày 1/2/2022.
Trong đó, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có điểm mới đáng chú ý là: mở rộng đối tượng áp dụng của Luật và bổ sung quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh có thể đăng ký trực tuyến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để được hỗ trợ và hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Luật bổ sung quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ khi bị ngược đãi, đe dọa; bổ sung quyền được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện;
Luật bổ sung quy định cụ thể và nguyên tắc xác định mức trần tiền dịch vụ doanh nghiệp được phép thu của NLĐ.
Luật bổ sung cơ chế để hỗ trợ người lao động tiếp cận, đóng góp, thực hiện các thủ tục và nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài thay vì cơ chế mang tính chất bồi hoàn và phải làm thủ tục khi đã về nước như hiện nay.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nhiều giải pháp Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được triển khai quyết liệt trong thời gian qua, góp phần mang lại những kết quả khả quan trong lĩnh vực này. Cụ thể, khi dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.
Bộ đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh. Bộ cũng đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cũng như cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của NLĐ;
Đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo cho NLĐ thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc xây dựng và tổ chức mạng lưới giao dịch việc làm ngoài nước; cung cấp đầy đủ thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để NLĐ có đủ thông tin khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài cũng như hỗ trợ NLĐ về nước tìm kiếm việc làm phù hợp nhu cầu và các nghề nghiệp, kỹ năng đã học được ở nước ngoài;
Chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ thực hiện đúng các quy định mới về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giảm chi phí trước khi đi cho NLĐ, tăng cường quản lý bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Qua 11 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt mốc 122.0000 người, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022.
Nhờ những nỗ lực đó, qua 11 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt mốc 122 nghìn người, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022. Con số này ghi dấu ấn khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái và cả năm 2021, khi tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ đạt hơn 45.000 người./.
(Chinhphu.vn) - Kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh: Chúng ta khẳng định với thế giới rằng, Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất; phát triển lĩnh vực công nghiệp quốc phòng để tự lực, tự cường, tự vệ, lưỡng dụng, hiện đại.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động nắm tình hình, làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi "làm luật", thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới đất liền trái quy định của pháp luật.
(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Y tế tập trung triển khai các biện pháp đổi mới cơ chế tài chính y tế; thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp y tế công lập; nghiên cứu, đề xuất chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế trong tổng thể cải cách tiền lương;… phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương tổ chức hỗ trợ, thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, nhất là các gia đình có người bị chết, bị thương, mất tích theo quy định của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam; bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn... là một số điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
(Chinhphu.vn) - Theo chương trình, phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4-6/6), tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ LỄ QUỐC KHÁNH năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch. Đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ LỄ QUỐC KHÁNH năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ. Bộ NNPTNT và các địa phương ban hành công điện ứng phó mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt tại khu vực Trung Bộ.
(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tòa cũng tuyên án tù chung thân 04 bị cáo, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Trả lời: Về chính sách việc làm thì Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Việc làm. Cụ thể như sau:
Chính sách của Nhà nước về việc làm:
Thứ nhất, có chính sách phát triển kinh tế-xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
Thứ hai, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, phát triển thị trường lao động.
Thứ ba, có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ tư, có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Thứ năm, có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ sáu, hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Đối với nội dung tiếp theo bạn hỏi, nếu bạn sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số thì phải đáp ứng thêm điều kiện là các lao động này cư trú hợp pháp trên địa bàn thì sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 2 và Khoản 2 Điều 3, Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg, ngày 8-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ nộp thay đơn vị sử dụng lao động tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số được tuyển dụng mới hoặc ký hợp đồng lao động. Thời gian Nhà nước hỗ trợ ngân sách nộp thay cho đơn vị sử dụng lao động là 05 năm đối với một người lao động.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể đến UBND xã, phường nơi cư trú hoặc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội gần nhất để được giúp đỡ.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nói chung, chuyển giao công nghệ nói riêng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ và đột phá chiến lược là đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn từ tháng 7-2018 (thời điểm Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 có hiệu lực) đến hết năm 2023, cả nước có 579 thỏa thuận chuyển giao công nghệ được cấp giấy chứng nhận đăng ký (bao gồm cấp mới, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ), với giá trị các hợp đồng khoảng trên 114.000 tỷ đồng.
Trong đó, có 493 hợp đồng chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (chiếm 85% số lượng hợp đồng), với giá trị khoảng trên 106.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 93% giá trị các hợp đồng). Có 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản, Thụy Sĩ).
Các hợp đồng chuyển giao công nghệ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, xe máy (bao gồm sản xuất linh kiện, phụ tùng), dược phẩm, thiết bị y tế, hóa dầu, mỹ phẩm, đồ uống, sinh học, chăn nuôi, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng. Bên chuyển giao công nghệ chủ yếu là các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, một số nước châu Âu (Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo, Ukraine, Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Bulgaria), Israel, một số nước trong khối ASEAN (Thái Lan, Singapore). Riêng Trung Quốc chủ yếu là các hợp đồng chuyển giao công nghệ có liên quan đến ô tô, xe máy điện (sản xuất ắc quy, động cơ điện cho xe ô tô điện, xe máy điện).
Trong giai đoạn 2018-2023, các sự kiện trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ đã lựa chọn và giới thiệu hơn 1.600 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm của gần 700 các viện, trường, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tổ chức khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố, các nhà sáng chế không chuyên; hỗ trợ kết nối hơn 50 hợp đồng hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với giá trị ký kết gần 2.000 tỷ đồng.
Nhiều kết quả hình thành từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp do các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện đã được thương mại hóa và chuyển giao cho các doanh nghiệp thông qua các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ với sự tham gia tích cực, chủ động từ phía các doanh nghiệp...
Khuyến khích chuyển giao những công nghệ mới nổi
Đánh giá sau 6 năm thực hiện Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15-5-2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Hoàng Linh cho biết đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, triển khai đã phát sinh một số bất cập.
Cụ thể, đối với 3 danh mục công nghệ khuyến khích, hạn chế và cấm chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP, đến nay, bối cảnh chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ diễn ra và thay đổi mạnh mẽ trên thế giới làm xuất hiện những loại công nghệ hoàn toàn mới. Ngược lại, một số công nghệ trở nên lạc hậu, cần xem xét đưa ra khỏi danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc cần xem xét bổ sung vào danh mục công nghệ hạn chế, cấm chuyển giao.
“Công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, blockchain, dữ liệu lớn, công nghệ sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn... cần được xem xét, bổ sung vào danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ mới này cần được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu triển khai, sản xuất đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, một số công nghệ mặc dù có thể ứng dụng, sản xuất ra các thiết bị, sản phẩm thân thiện môi trường nhưng lại có hiệu suất thấp, như công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời (hiệu suất dưới 20%), sẽ hạn chế chuyển giao, hay các công nghệ được cho là cũ, lạc hậu như 1G, 2G và các công nghệ bất hợp pháp tạo ra mã độc, vi rút máy tính phục vụ cho hoạt động lừa đảo... sẽ cấm chuyển giao”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định số 76/2018/NĐ-CP hướng đến việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ.
Để hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến quản lý công nghệ (bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hoạt động xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên theo quy định pháp luật về đầu tư), Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Chuyển giao công nghệ; hoàn thiện quy định ưu đãi đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư để khắc phục tình trạng còn có nhiều cách hiểu khác nhau như hiện nay, dẫn đến vướng mắc trong việc xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.