Bộ Hồ Sơ Xin Việc Mới Nhất 2023

Bộ Hồ Sơ Xin Việc Mới Nhất 2023

Bạn muốn nộp một hồ sơ xin việc đi làm? Bạn muốn bộ hồ sơ xin việc của mình với những thông tin cá nhân đầy đủ để tỏ thiện chí và tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhưng bạn đang băn khoăn không biết một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Vậy hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bạn muốn nộp một hồ sơ xin việc đi làm? Bạn muốn bộ hồ sơ xin việc của mình với những thông tin cá nhân đầy đủ để tỏ thiện chí và tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhưng bạn đang băn khoăn không biết một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Vậy hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nên mặc gì khi đi phỏng vấn?

Hãy lựa chọn những bộ đồ lịch sự, sơ mi, quần đen, và một đôi giày lịch sự sẽ là một lựa chọn an toàn. Đôi giày lịch sự có thể là giày thể thao hoặc giày tây, nhưng không quá màu mè gây phản cảm.

Mẫu hồ sơ xin việc chuẩn quy định yêu cầu đủ thành phần giấy tờ cần có và trình bày đơn xin việc làm đúng theo yêu cầu của công ty tuyển dụng đưa ra. Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Cách làm hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

Những thông tin mà bạn cần đa số đều có trên website của công ty, hoặc thông báo tuyển dụng của công ty trên các trang tuyển dụng. Từ đó bạn có thể:

Trong đoạn đầu tiên này, bạn nên gửi thư ứng tuyển (Đơn ứng tuyển) về vị trí đang ứng tuyển đồng thời thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự hào hứng và quan tâm đặc biệt của bạn tới vị trí này.

Thành phần hồ sơ xin việc làm thường bao gồm các tài liệu như chúng tôi đã liệt kê ở mục trên.

Bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau:

Đơn xin việc là một thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ.

Tuy nhiên, dù viết theo cách nào thì đơn xin việc cũng cần thể hiện được mong muốn, khát khao làm việc, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp, thể hiện rằng bạn là ứng viên tiềm năng của vị trí truyển dụng.

Để được người tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên nên viết tay đơn xin việc để thể hiện sự cầu thị của mình. Đơn xin việc phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.

Khác với đơn xin việc, CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. Thông thường, CV được làm bằng word đơn giản, hoặc chuyên nghiệp hơn thì được thiết kế bằng các phần mềm chuyên viết CV.

Bên cạnh đó, ứng viên cũng có thể tạo CV từ những mẫu có sẵn trên các website làm CV trực tuyến, vừa đơn giản lại tiện lợi. CV nếu được đầu tư nghiêm túc, được chú trọng vào nội dung lẫn cả hình thức, thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.

Đối với nghề phổ thông, CV xin việc là không cần thiết nhưng nếu bạn là người có dày dặn kinh nghiệm thì bản CV sẽ giúp bạn trúng tuyển dễ dàng hơn.

Đây là một loại văn bản rất quan trọng, dù ứng tuyển vào bất cứ công việc nào. Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.

Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng khá đơn giản, do có mẫu sẵn được bán kèm theo bộ hồ sơ xin việc. Ứng viên chỉ việc điền đầy đủ thông tin và mang đến Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi mình cư trú để xin xác nhận.

Đây là giấy tờ nhằm xác minh sức khỏe hiện tại của ứng viên, cũng như đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.

Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại: giấy A4 2 mặt và giấy A3 gấp đôi (4 mặt). Tùy từng vị trí làm việc và yêu cầu ở các lĩnh vực khác nhau, công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về giấy khám. Giấy khám sức khỏe phải có dấu xác nhận của cơ sở y tế như bệnh viện, trạm xá. Tuy nhiên giấy chỉ có hiệu lực trong 06 tháng.

1.5 Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

Các bằng cấp, chứng chỉ như: bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học,… cần phải được photo công chứng hoặc chứng thực. Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc với một số vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng yêu cầu, nó còn là bằng chứng chứng minh những thông tin ứng viên đã kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc.

1.6 Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6)

Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Thông qua ảnh chân dung, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan và nhận biết đầu tiên hơn về bạn. Đồng thời giúp ứng viên có cơ hội lấy được cẩm tình của người tuyển dụng.

Tùy từng công việc mà nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu ứng viên nộp kèm 2 đến 3 ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, làm bảo hiểm sức khỏe,…

1.7 Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

Nếu như vị trí tuyển dụng có yêu cầu thì thì các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh thư (căn cước công dân) cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị, đây cũng là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của ứng viên.

Ngoài ra bạn nên lưu ý những điều sau:

Lý do là vì khi nhà tuyển dụng gọi bạn tới phỏng vấn, bạn chỉ cần mang hồ sơ photo. Chỉ khi nào bạn được nhận vào làm việc chính thức mới cần nộp hồ sơ gốc vì nó liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội và các thủ tục khác. Việc hoàn thiện một bộ hồ sơ gốc cũng mất kha khá thời gian và tiền bạc, vậy nên không có lý do gì phải phung phí chúng phải không?

Dựa vào bảng mô tả công việc của doanh nghiệp, bạn tiến hành thu thập và sàng lọc toàn bộ thông tin cá nhân để trình bày trong hồ sơ xin việc. Bạn cần nắm rõ yêu cầu về thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn phù hợp cho vị trí ứng tuyển và đặc biệt là người tham chiếu trong hồ sơ xin việc

Rất ít nhà tuyển dụng có đủ thời gian để xem xét toàn bộ hồ sơ của bạn, vì vậy bạn cần “vẽ” điểm nhấn để tạo ấn tượng. Bạn nên tập trung vào đặc điểm nổi bật của bản thân và sáng tạo hồ sơ theo cách của riêng mình, đảm bảo đầy đủ thông tin mà vẫn không bị “lố”. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên sử dụng số liệu, thành quả cụ thể, điều này làm hồ sơ xin việc của bạn có độ tin cậy cao và cũng đừng quên đính kèm ảnh hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng hình dung ứng viên rõ hơn nhé.

Trước khi gửi hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng, bạn cũng cần kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp để chắc chắn rằng mọi thứ đều hoàn chỉnh. Không nên dùng từ ngữ mang tính trừu tượng, ký hiệu đặc biệt; nên viết ngắn gọn, rõ ràng, súc tích…

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc làm

Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc làm, ứng viên nên tìm hiểu kỹ về vị trí công việc, công ty mà mình dự định ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất. Đặc biệt hơn, để có thể gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, ứng viên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Phải đảm bảo đúng chính tả, dấu câu.

- Không sử dụng nhiều loại mực khác nhau trong trường hợp tự viết tay hồ sơ xin việc.

- Thông tin ghi trong hồ sơ xin việc làm phải chính xác, đầy đủ, trung thực nói đúng về bản thân.

- Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc; trình bày khoa học, rõ ràng, có tính thuyết phục.

Xem thêm: Phân biệt Thư ứng tuyển và Đơn xin việc

Nội dung quan trọng cần có trong đơn xin việc

Hãy trình bày sơ lược về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình mà bạn tin sẽ rất phù hợp với công việc. Bạn sẽ cần phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vì thành công của một lá đơn xin việc đều được quyết định ở đoạn đầu tiên này.

Ở những đoạn tiếp theo, hãy chọn lọc những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với định hướng phát triển của công ty mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu giúp người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng được tiếp cận với giáo dục, vậy trong đơn xin việc của mình, bạn hãy chia sẻ về kinh nghiệm từng làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các hoạt động giáo dục mình từng tham gia.

Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty hay không. Tiếp tục lấy ví dụ như ở phần phía trên, bên cạnh những thông tin về chuyên môn, bạn có thể thêm vào đó những cảm nhận và suy nghĩ riêng, như bạn rất giỏi trong việc giao tiếp với trẻ em hoặc bạn trân trọng những việc làm thiện nguyện, tinh thần chia sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

Trước khi kết thư, bạn nên có lời cảm ơn tới nhân viên tuyển dụng đã bỏ thời gian đọc đơn xin việc của bạn cũng như cân nhắc bạn cho vị trí công việc. Việc này không chỉ thể hiện bạn là một người lịch sự mà còn có tác phong làm việc chuyên nghiệp nữa.

Hãy kết thư bằng các cụm từ chuyên nghiệp như "Trân trọng" hay "Kính thư", hoặc những từ tương tự như vậy. Hãy nhớ ký tên nếu bạn gửi đơn xin việc trực tiếp đến nhà tuyển dụng. Còn nếu gửi đơn qua email, bạn có thể cung cấp thêm thông tin liên lạc ở phần cuối thư như đã nói ở phía trên.

+ Đăng ký thương hiệu độc quyền

+ Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Khi nộp đơn xin việc, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu hồ sơ xin việc phải được công chứng. Vậy công chứng hồ sơ xin việc ở đâu? Phí công chứng hồ sơ xin việc hết bao nhiêu tiền? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!